Tin chuyên ngành
                            stdClass Object
(
    [post_id] => 931
    [category_id] => 15
    [id] => 15
    [language_code] => vi
    [title] => Tin chuyên ngành
    [description] => Tin chuyên ngành
    [slug] => tin-chuyen-nganh
    [meta_title] => Tin chuyên ngành di truyền
    [meta_description] => Cập nhật những thông tin khoa học giá trị của ngành di truyền y học của Việt Nam và trên khắp thế giới.
    [meta_keyword] => Tin chuyên ngành,tin tức
    [content] => 
    [parent_id] => 4
    [thumbnail] => 
    [banner] => _mg_4169.jpg
    [is_featured] => 
    [files] => 
    [style] => 
    [class] => 
    [type] => post
    [order] => 2
    [is_status] => 1
    [created_time] => 2019-08-29 13:36:14
    [updated_time] => 2022-03-03 21:12:09
    [created_by] => 
    [updated_by] => 
    [ratting] => 
    [retionship] => 
    [question] => 
    [url_video] => 
    [link] => 
    [i_con] => 
)
1                        

Sàng lọc thai nhi như thế nào? Từ A đến Z quy trình sàng lọc

Ngày đăng : 23-06-2022
Ngày cập nhật: 23-06-2022
Tác giả: Gentis
Chuyên gia khuyên mẹ bầu nên khám sàng lọc thai nhi để tầm soát những dị tật thai nhi để sớm phát hiện và đưa ra quyết định can thiệp phù hợp. Vậy quy trình sàng lọc thai nhi như thế nào? Cần chuẩn bị gì trước khi khám dị tật thai nhi, mẹ tham khảo trong bài viết này.
Nội dung chính

1. Sàng lọc thai nhi là gì? 3 lý do mẹ nên sàng lọc thai nhi

Sàng lọc dị tật thai nhi là biện pháp y khoa nhằm kiểm tra xem bào thai có nguy cơ bị dị tật hay không, không nhằm mục đích chẩn đoán. Hiện nay, Bộ Y tế khuyến cáo mẹ bầu nên thực hiện sàng lọc định kỳ để hiểu rõ về sức khỏe thai nhi ở trong bụng mẹ, từ đó có kế hoạch chăm sóc tốt nhất.

Mẹ bầu nên thực hiện sàng lọc dị tật thai nhi vì lý do sau: 

  • Giảm lo lắng cho mẹ trong thời gian mang thai: Mẹ có thể yên tâm hơn khi kết quả sàng lọc nguy cơ thấp thay vì lúc nào cũng lo lắng, thắc mắc liệu con mình có bị dị tật hay không, điều này cũng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai. 
  • Có sự chuẩn bị tốt nhất: Biết được tình trạng sức khoẻ của bé từ sớm giúp mẹ chuẩn bị tâm lý, tài chính tốt nhất nếu phát hiện em bé bị dị tật có thể chữa trị được sau khi chào đời. 

  • Có quyết định kịp thời nhất: Khi sàng lọc dị tật, mẹ sẽ được đánh giá nguy cơ, nếu chẳng may thai nhi mắc dị tật không thể phục hồi được sau khi sinh, tùy thuộc vào mong muốn của gia đình, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên phù hợp, an toàn nhất với mẹ. 

Sàng lọc thai nhi giúp phát hiện sớm dị tật

Sàng lọc thai nhi giúp phát hiện sớm các dị tật 

Xem thêm: [Giải đáp] Sàng lọc trước sinh để làm gì? Lợi ích và chi phí

2. Quy trình khám sàng lọc thai nhi

Quy trình sàng lọc thai nhi được tiến hành bắt đầu sớm nhất từ tuần thứ 10 của thai kỳ bằng phương pháp NIPT Illumina có độ chính xác >99%. Ngoài ra, ở tuần thứ 11 - 13, mẹ có thể thực hiện Double test và đo độ mờ da gáy, tuần 16 -18 thực hiện Triple test và siêu âm định kỳ. Cụ thể như sau: 

2.1. Giai đoạn đầu thai kỳ

Giai đoạn đầu là 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, từ tuần 1 tới tuần 12. Lúc này mẹ có thể được thực hiện các loại sàng lọc sau: 

  • Siêu âm: Siêu âm định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ 
  • Double test: Thực hiện từ tuần thứ 11 - 13 và mẹ sẽ được tiến hành cùng với đo độ mờ da gáy để sàng lọc dị tật Down. 
  • NIPT: Thực hiện từ tuần thứ 10 trở lên, nếu mẹ thực hiện xét nghiệm NIPT sẽ không cần làm Double test

2.2. Giai đoạn giữa thai kỳ

Giai đoạn giữa bắt đầu từ tháng thứ 4 đến hết tháng thứ 6 của thai kỳ. Lúc này mẹ có thể được thực hiện các loại sàng lọc sau: 

  • Siêu âm: Siêu âm định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ 
  • Triple test: Thực hiện vào tuần thứ 16 - 18.
  • NIPT: Có thể thực hiện bất cứ lúc nào trong giai đoạn này. 

Xét nghiệm NIPT nhằm phân tích ADN của bé có trong máu mẹ

Xét nghiệm NIPT nhằm phân tích ADN của bé có trong máu mẹ nên kết quả có độ chính xác rất cao  có thể thực hiện từ tuần thứ 10 

2.3. Giai đoạn cuối thai kỳ 

Giai đoạn cuối của thai kỳ tính từ tháng thứ 7 tới lúc sinh, ở giai đoạn này mẹ chỉ cần siêu âm và thực hiện NIPT (nếu trước đó chưa thực hiện sàng lọc). 

Quy trình sàng lọc trước sinh là: Đo độ mờ da gáy và một số chỉ số trên siêu âm, sau đó làm xét nghiệm Double test (đều được thực hiện từ 11-13 tuần 6 ngày) hoặc Triple test hoặc NIPT. Tùy thuộc vào kết quả dị tật để bác sĩ đưa ra những lời khuyên phù hợp nhất.

3. Mẹ cần chuẩn bị gì trước sàng lọc thai nhi

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh rất đơn giản và gần như mẹ không phải chuẩn bị gì nhiều vất vả: 

  • Kết quả khám thai trước đó hoặc xét nghiệm liên quan đến bệnh di truyền của mẹ: Các thông tin về kết quả thăm khám hoặc yếu tố bệnh lý di truyền giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn. 
  • Tránh xa cồn và chất kích thích: Cồn và chất kích thích có thể gây dị tật thai nhi
  • Không lo lắng, hồi hộp: Mẹ bầu cần chuẩn bị tâm lý tốt, tránh lo lắng để giữ thai nhi luôn khỏe mạnh. 
  • Không cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm: Xét nghiệm sàng lọc thai nhi là xét nghiệm máu, tuy nhiên các chỉ số này không bị ảnh hưởng bởi thức ăn nên mẹ không cần nhịn ăn trước khi đi nhé. 

Mẹ bầu tránh xa các chất kích thích

Mẹ bầu tránh xa các chất kích thích

Xem thêm: Khám sàng lọc trước sinh có cần nhịn ăn không? Chuyên gia tư vấn 

4. Câu hỏi thường gặp về sàng lọc thai nhi

4.1. Giá sàng lọc thai nhi bao nhiêu?

Sàng lọc trước sinh mất bao nhiêu phụ thuộc vào phương pháp xét nghiệm và đơn vị thực hiện. Xét nghiệm NIPT có thể thực hiện được trên cả 23 cặp nhiễm sắc thể, phân tích và phát hiện các dị tật thai nhi do bất thường số lượng nhiễm sắc thể, vi lặp đoạn/vi mất đoạn. Ngược lại xét nghiệm Double test, Triple test có chi phí thấp hơn khoảng 400.000 - 800.000đ tuy nhiên chỉ phát hiện được 3 loại dị tật và độ chính xác khoảng 75%. Cụ thể mẹ bầu tham khảo ở bảng sau: 

Xét nghiệm Chi phí Dị tật phát hiện được Độ chính xác
Double test 400.000 - 800.000 VNĐ Hội chứng Down, hội chứng Edward, hội chứng Patau Khoảng 75%
Triple test 400.000 - 800.000 VNĐ Hội chứng Down, hội chứng Edward, hội chứng Patau, Dị tật ống thần kinh Khoảng 75%
NIPT 3.000.000 - 18.000.000 VNĐ Có thể tới 14 loại dị tật như: Hội chứng Down, hội chứng Edward, hội chứng Patau, hội chứng Tunner,... >99%

4.2. Sàng lọc thai nhi mất bao lâu?

Sàng lọc trước sinh mất khoảng 2 - 10 ngày, phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Phương pháp xét nghiệm: Xét nghiệm NIPT có thời gian lâu hơn (khoảng từ 7 ngày trở lên), xét nghiệm Double test, triple test đơn giản hơn từ 1 - 3 ngày. 
  • Phụ thuộc vào số lượng dị tật mẹ có thể phát hiện được: Với sàng lọc NIPT, mẹ chọn gói sàng lọc được càng nhiều dị tật thời gian càng lâu hơn. 

Gentis - địa chỉ xét nghiệm uy tín

GENTIS là địa chỉ uy tín được nhiều mẹ bầu lựa chọn, cho kết quả nhanh chóng chỉ sau 4 ngày 

Hy vọng qua bài biết này mẹ đã hiểu sàng lọc thai nhi như thế nào? Nếu mẹ còn thắc mắc cần giải đáp, hãy để lại câu hỏi bên dưới bình luận hoặc liên hệ ngay trực tiếp tới hotline 0988 00 2010 để được Bác sĩ tư vấn nhé! GENTIS chúc mẹ bầu luôn khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông. 

Có thể bạn quan tâm
ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ TẠI GENTIS
Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của GENTIS,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!
Đối tác