Array ( [0] => stdClass Object ( [id] => 487 [id_crawler] => [category_product] => NULL [thumbnail] => tin-tuc/8.2020/2020.8.22_dao_tao_thalass_(27).jpg [album] => [url_video] => [is_status] => 1 [is_featured] => 0 [is_form] => 0 [displayed_time] => 2020-08-27 [program] => 0 [number] => 1 [viewed] => 0 [type] => [type_career] => [level] => [address] => [address_career] => [expiration_time] => 0000-00-00 [created_time] => 2020-08-27 16:11:05 [updated_time] => 2021-09-08 11:53:12 [files] => [salary] => [time] => [created_by] => [is_table_content] => [language_code] => vi [slug] => gd-trung-tam-thalassemia-tsbs-nguyen-thu-ha-chia-se-ve-can-benh-tan-mau-bam-sinh-thalassemia-tai-gentis [title] => GĐ Trung tâm Thalassemia – TS.BS Nguyễn Thu Hà chia sẻ về căn bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia tại GENTIS [description] => TS Nguyễn Thu Hà là chuyên gia tại Việt Nam, có nhiều năm nghiên cứu về căn bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia, đã có buổi chia sẻ với GENTIS về căn bệnh này, vào ngày 22/8/2020. TS Hà đánh giá cao ý nghĩa xét nghiệm gen Thalassemia của GENTIS trong việc hỗ trợ sinh sản cho các cặp vợ chồng mang gen bệnh có thể sinh con khỏe mạnh. [content] =>Những con số báo động về Thalassemia
TS Hà chia sẻ Trung tâm Thalassemia đã có nhiều chuyến đi khảo sát tại nhiều tỉnh thành và vô cùng bất ngờ vì tỷ lệ người mang gen bệnh trong cộng đồng quá lớn, có những khu vực tỷ lệ mang gen lên tới 40%. Số lượng bệnh nhân Thalassemia đến viện Huyết học Truyền máu Trung ương ngày một lớn hơn, nhiều người đến khám khi bệnh đã quá nặng. Con số người bệnh và mang gen bệnh Thalassemia tại Việt Nam thực sự đáng báo động.
Tại Việt Nam
- Theo kết quả thống kê năm 2017, Việt Nam có trên 12 triệu người mang gen bệnh Thalassemia, chiếm tỷ lệ lớn dân số cả nước, đến năm 2019 tỷ lệ người mang gen bênh này đã lên tới 13% dân số. - Người bị bệnh và mang gen bệnh có ở tất cả các tỉnh thành, dân tộc. Số bệnh nhân hiện đã vượt quá 20.000 người. - Mỗi năm có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh, trong số này có khoảng 2.000 trẻ bị bệnh mức độ nặng và khoảng 800 trẻ không thể ra đời do phù thai. - Tại Viện huyết học Truyền máu Trung ương, 80% bệnh nhân dưới 15 tuổi, đặc biệt số bệnh nhân dưới 6 tuổi chiếm 22%. (Hội nghị Khoa học về Thalassemia toàn quốc tháng 4/2019) |
Thalassemia là rối loạn di truyền đơn gen phổ biến nhất: - 7% dân số toàn thế giới mang gen bệnh tan máu bẩm sinh; 1,1 % cặp vợ chồng có nguy cơ sinh con bị bệnh hoặc mang gen bệnh; 0,27 % Trường hợp có thai sinh con bị bệnh. Tỷ lệ cao ở vùng Địa Trung Hải, Trung Đông, châu Á – Thái Bình Dương. - Thế giới đã lấy ngày 8/5 hàng năm là ngày Thalassemia để cảnh báo về căn bệnh này. WHO (2008) |
Mức độ rất nặng: Có biểu hiện phù thai từ khi còn trong bụng mẹ (những trường hợp thường gây hỏng thai trước khi sinh). Trẻ có thể tử vong ngay sau sinh do thiếu máu nặng, suy tim thai.
Mức độ nặng: Có biểu hiện thiếu máu nặng sớm khi trẻ chưa đến 2 tuổi. Bệnh nhân có vẻ mặt đặc biệt là xương trán, xương chẩm dô ra, xương hàm trên nhô, mũi tẹt. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì bệnh nhân sẽ bị thiếu máu trầm trọng, vàng da, gan lách to. Ngoài ra trẻ dễ bị chậm phát triển thể chất, vận động và tâm thần.
Mức độ trung bình: Thường có biểu hiện thiếu máu rõ ràng khi trẻ lớn hơn 6 tuổi. Người bệnh có chuỗi globin bị giảm, có triệu chứng lâm sàng thiếu máu nhẹ hay trung bình.
Mức độ nhẹ:Triệu chứng thiếu máu thường rất kín đáo, không có triệu chứng lâm sàng hoặc biểu hiện thiếu máu nhẹ, người bệnh chỉ được phát hiện khi có kèm theo bệnh lý như nhiễm trùng, phẫu thuật, có thai...
Tan máu bẩm sinh là bệnh di truyền từ cha mẹ sang con cái. Bố mẹ mang gen bệnh nhưng không biểu hiện bệnh, không biết khi lấy nhau đã rất nhiều gia đình sinh ra con mang bệnh nặng.
TS Nguyễn Thu Hà chia sẻ trong quá trình làm việc của mình đã gặp hàng ngàn gia đình có con mang bệnh, có lẽ cảm giác lớn nhất của các bậc cha mẹ là ân hận, có lỗi vì đã không biết mình mang gen bệnh để rồi sinh ra con mang bệnh.
Người bệnh Thalassemia nặng cứ vài ngày phải đến viện để truyền máu, điều trị. Có những gia đình từ những vùng núi xa xôi như Tuyên Quang, Sơn La, Hà Giang… phải bắt những chuyến xe khách xuống tận Hà Nội để được điều trị. Nhiều người gắn cuộc đời mình ở bệnh viện, bán trà đá, chạy xe ôm ngay cổng viện vừa kiếm thêm chút thu nhập vừa tiện cho việc vào viện chữa bệnh. Họ khó duy trì cuộc sống như người bình thường không đảm bảo sức khỏe, khó tìm kiếm công việc và cũng không ai dám nói đến việc tìm người yêu thương và lập gia đình.
Những người lớn chấp nhận căn bệnh, những đứa trẻ đôi khi còn quá bé, chỉ vài tháng tuổi ngơ ngác vì những mũi kim ở cánh tay mình, những túi máu ở đầu giường bệnh chầm chậm chảy. Tương lai nào cho các em?
TS Hà vẫn ước ao: giá như mọi người biết về căn bệnh, giá như họ thực hiện 1 xét nghiệm rất nhỏ trước khi lấy nhau, trước khi quyết định sinh con. Mỗi lần nhìn người bệnh thương lắm mà không biết làm thế nào. Mình cũng cố gắng tuyên truyền nhiều nhất có thể, gặp ai cũng nói. Nên khi GENTIS mời đến chia sẻ về Thalassemia mình rất mừng và sẵn sàng nhận lời. Mình tin tưởng GENTIS là đơn vị đã làm lâu năm trong lĩnh vực y tế sẽ có cách lan tỏa thông tin đến cho nhiều người.
Việc kiểm tra một người có mang gen bệnh Thalassemia hiện nay là khá dễ dàng. Đầu tiên mọi người nên làm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi kiểm tra kích thước các tế bào hồng cầu của mình. Giá trị này thể hiện qua chỉ số thể tích hồng cầu trung bình (MCV) và số lượng huyết sắc tố trung bình (MCH) trong công thức thử máu (CBC) của bạn. TS Hà cho biết xét nghiệm này có thể thực hiện ở các bệnh viện Huyện và được chi trả bởi bảo hiểm y tế. Với những người ở thành phố lớn việc này càng dễ dàng khi có thể gọi các đơn vị dịch vụ đến lấy máu rồi trả kết quả tận nhà. Nếu chỉ số MCV của bạn <= 85fl và MCH <=28pg, bạn có thể đã bị bệnh thiếu máu di truyền thể Thalassemia và nên làm thêm xét nghiệm để xác định.
Các xét nghiệm thêm cần thực hiện để xác định xem bạn có bị bệnh thiếu máu di truyền Thalassemia hay không, bao gồm: Điện di Hemoglobin và xác định hàm lượng ferritin trong huyết thanh, xét nghiệm gen Thalassemia.
Việc thực hiện xét nghiệm gen Thalassemia sẽ giúp xác định chính xác bạn mang gen Alpha hay Beta Thalassemia hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán, điều trị bệnh hiệu quả và tư vấn sinh sản hợp lý.
TS Hà chia sẻ: rất đáng tiếc khi có nhiều cặp vợ chồng ở ngay Hà Nội nơi có điều kiện y tế rất tốt mà vẫn không biết mình mang gen mà sinh con mang bệnh. Cá biệt có những gia đình có đến 2, 3 con cùng mang bệnh.
TS cũng đưa ra lời khuyên: Đối với các cặp vợ chồng biết mình cùng mang gen bệnh Thalassemia nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chi tiết về kế hoạch sinh sản. Giờ đây xét nghiệm gen có thể giúp bác sĩ biết rõ được loại đột biến gen của người chồng và người vợ để từ đó biết được về nguy cơ mắc bệnh của thế hệ sau. Ngay đối với những cặp vợ chồng có tiên lượng sẽ sinh con mang bệnh sẽ được tư vấn làm thụ tinh ống nghiệm (IVF) và sinh con khỏe mạnh.
Các cặp vợ chồng mang gen Thalassemia có khả năng sinh ra con mang bệnh nặng được khuyên nên sàng lọc phôi khi thụ tinh ống nghiệm (PGD-Thalassemia). TS Hà chia sẻ những năm gần đây đã có nhiều cặp vợ chồng mang gen bệnh đã sinh con khỏe mạnh nhờ phương pháp này.
PGD là kỹ thuật sàng lọc di truyền, lựa chọn được những phôi khỏe mạnh trước khi cấy chuyển phôi vào buồng tử cung. Với khả năng đó, kỹ thuật chẩn đoán di truyền trước chuyển phôi làm giảm nỗi lo sinh ra những em bé dị tật bẩm sinh bằng cách loại bỏ những phôi bất thường từ giai đoạn phôi 5 ngày tuổi, chuyển các phôi không mang bệnh vào tử cung người mẹ để sinh ra em bé bình thường.
GENTIS đã thực hiện kỹ thuật PGD-Thalassemia từ năm 2017, cho đến 6/2020 GENTIS đã phân tích 625 phôi trong đó có 125 phôi bình thường (ngoài việc có phần lớn các phôi có đột biến gen Thalassemia còn có 125 phôi bất thường NST, 1 số ít phôi không nhân được ADN, trao đổi chéo và ALLELE DROP-OUT). Như vậy có rất nhiều gia đình mang gen bệnh đã chọn được phôi không mang bệnh và sinh con khỏe mạnh.
TS Hà cũng chia sẻ về việc xét nghiệm HLA để tìm kiếm sự tương thích giữa em bé thụ tinh ống nghiệm và người anh chị em của mình bị Thalassemia để thực hiện việc cấy ghép tế bào gốc. Cũng đã có ca thành công năm 2020 khi người anh mang bệnh Thalassemia lấy tế bào gốc từ cuống rốn của người em gái để cấy ghép, sau thời gian cấy ghép đến nay (hơn 7 tháng), bé trai chưa phải truyền máu lần nào như trước đây. Tuy nhiên ghép tế bào gốc và việc lựa chọn HLA tương thích không phải dễ dàng thành công, việc thải ghép rất cao trong bệnh Thalassemia. Chính vì thế việc các cặp đôi sàng lọc Thalassemia trước kết hôn và sinh con là điều rất quan trọng để tránh việc di truyền bệnh cho thế hệ sau.
Tại GENTIS chúng tôi vinh dự góp phần hiện thực hóa ước mơ có con khỏe mạnh cho các gia đình mang gen tan máu bẩm sinh với các xét nghiệm ý nghĩa: |
Bằng công nghệ ADN, các chuyên gia thực thi pháp luật có thêm được công cụ trong tay để xác định đích danh tội phạm hoặc xác định chính xác các mối quan hệ huyết thống trong các vụ việc hình sự hoặc dân sự. Những vụ án nổi tiếng sau đây sẽ được kể lại tóm tắt.
Vụ việc đầu tiên gây chấn động dư luận được thực hiện bằng công nghệ ADN tại Viện Khoa học hình sự là xác định quan hệ huyết thống trong vụ án nghi loạn luân giữa bố đẻ và con gái xảy ra tại huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang vào năm 1999 chỉ sau ít thời gian phòng giám định ADN của Viện Khoa học hình sự được khánh thành.
Đối tượng nghi vấn là Nguyễn Văn Tho (bố đẻ Hiếu), Nguyễn Thành Trung (người hàng xóm); bị hại Nguyễn Thị Minh Hiếu (con gái Tho) và Nguyễn Văn Hai (con trai Hiếu). Trên cơ sở mẫu được thu của những người có liên quan (mẹ, con và hai người đàn ông nghi vấn) do cơ quan điều tra cung cấp, với sẵn có công nghệ hiện đại trong tay như máy giải trình ADN tự động ABI Prism 377 Sequencer (thế hệ thiết bị hiện đại nhất lúc đó) cùng với bộ Kit Profiler Plus 10 locus gen, việc giám định và kết luận không có gì phức tạp. Kết quả giám định đã chỉ ra rằng: Người bố đẻ (đối tượng nghi vấn) của người mẹ chính là bố đẻ của em bé với độ tin cậy 99,997%; tức người bố này vừa là bố đẻ vừa là ông ngoại. Đồng thời một người đàn ông khác sống ở nhà bên cạnh được loại trừ, không phải là bố đẻ của em bé.
Vụ việc tưởng như được khép lại với chứng cứ khoa học hiển nhiên. Thế nhưng vì nhiều lý do khác nhau người bố này đã kháng cáo và đề nghị được giám định lại ở một cơ quan giám định khác là Viện Pháy y, Bộ Y tế. Yêu cầu này của người bố được cơ quan chức năng chấp nhận và một bản kết luận giám định nữa ra đời có kết luận ngược lại với kết luận của Viện Khoa học hình sự.
Tại sao lại có sự khác nhau như vậy? Căn cứ vào bản kết luận do cơ quan giám định lại của Viện pháp y, Bộ Y tế trình bày cho thấy: Số lượng locus gen được phân tích chỉ có 2 locus và kèm theo một vài chỉ số về xét nghiệm nhóm máu; kỹ thuật xét nghiệm ADN thủ công dựa trên điện di gel acrylamide và nhuộm bạc. Vậy nên việc định danh các alen trên cơ sở các băng ADN là không thể chính xác do phụ thuộc nhiều vào yếu tố kỹ thuật và kỹ năng của xét nghiệm viên. Như vậy cả 2 yếu tố số lượng locus gen và kỹ thuật thực hiện đều không đảm bảo, nên việc kết luận không phù hợp với kết quả của Viện Khoa học hình sự là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, trước hai kết quả giám định cho 2 kết luận khác nhau, nên theo luật định thì cơ quan chức năng của Bộ Công an phải thành lập Hội đồng giám định lại lần 2 để đi đến kết luận cuối cùng. Hội đồng này bao gồm: Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an, Viện Pháp y quân đội - Bộ Quốc phòng và Viện Pháp y - Bộ Y tế. Kết quả của Hội đồng giám định cho thấy: Người bố đẻ (đối tượng nghi vấn) của người mẹ chính là bố đẻ của em bé. Kết luận này hoàn toàn đúng như kết luận của Viện Khoa học hình sự trước đây.
Mặt khác, Viện khoa học hình sự là cơ quan giám định đầu tiên vụ việc này, để bảo đảm tính khách quan cũng như thẩm định kết quả của chính mình nên đã phối hợp với phòng thí nghiệm ADN của trường đại học tổng hợp bang North Rhein – Westfalen, Cộng hòa Liên bang Đức để giám định. Kết quả cho thấy hoàn toàn phù hợp với kết luận của Viện Khoa học hình sự và của Hội đồng giám định.
Vụ án tưởng như đã kết thúc, nhưng Viện Kiểm sát nhân tối cao lại quyết định tổ chức giám định lại một lần nữa vào tháng 01/2009 và giao cho Viện Pháp y Trung ương tiến hành. Đến tháng 11/2009, Viện Pháp y Trung ương đã kết luận: Nguyễn Văn Tho là bố đẻ của cháu bé Nguyễn Văn Hai với độ tin cậy 99,999%. Như vậy phải đến 10 năm vụ án mới có thể kết thúc nhờ vào kết quả giám định ADN.
Một vụ án khác đó là vụ: chị Lê Thị Thanh Huyền tử vong tại cơ sở thẩm mỹ Cát Tường tháng 10 năm 2013. Vụ án này đã gây chú ý của đông đảo dư luận lúc bấy giờ bởi, nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của chị Huyền, xác chị Huyền đang ở đâu đang là câu hỏi cần được giải đáp? Vì xác được coi như là vật chứng và chỉ tìm thấy xác mới có thể xác định được nguyên nhân chết.
Để tìm xác chị Huyền cơ quan điều tra tốn khá nhiều công sức và thời gian, thuê thợ lặn tìm kiếm nhiều ngày trên đoạn sông Hồng khu vực cầu Thanh Trì nghi do thủ phạm vứt xuống thế mà vẫn không thấy.
Vì nếu không tìm thấy xác của chị Huyền thì việc xét xử và xác định tội danh sẽ rất khó khăn. Vậy mà sau gần 10 tháng (7/2014) người dân đã phát hiện được một xác người không đầu tại bến đò Vân Đức, Gia Lâm, Hà Nội. Liệu đây có có phải là xác chị Huyền không?
Việc giám định ADN đã được Viện Khoa học hình sự khẩn trương tiến hành. Mẫu được lấy từ mẫu xương của tử thi, các mẫu so sánh được lấy từ người thân là bố mẹ và con của nạn nhân. Kết quả giám định đã khẳng định, xác chết được phát hiện chính là nạn nhân Huyền. Nhờ kết quả giám định này mà công tác điều tra, xét xử trở nên dễ dàng và vụ án được khép lại.
Ở vụ án này có chút tình tiết khá ly kỳ khiến dư luận bàn tán. Bởi vì khi phát hiện xác vẫn còn quần áo bên ngoài và trên quần áo còn có một lớp cát trắng bao quanh giống như xi măng, do đó khiến cho dư luận phỏng đoán rằng thủ phạm đã đổ bê tông nạn nhân cho dễ chìm rồi mới mang đi phi tang. Tại sao xác chết ngâm trong nước đến gần 10 tháng mà vẫn không phân hủy hết. Để giải tỏa những nghi ngờ thắc mắc này, Viện Khoa học hình sự đã tiến hành phân tích mẫu nghi là xi măng bám trên quần áo của nạn nhân cho thấy thành phần chính là cát được kết dính lại với nhau, không thấy có thành phần của xi măng. Đồng thời theo nhận xét của các chuyên gia giám định pháp y, hiện tượng cát bám thành mảng trên cơ thể nạn nhân giống như đổ bê tông như vậy là hiện tượng “xà phòng hóa” trong quá trình phân hủy xác chết. Chính vì hiện tượng này mà làm cho xác chậm bị phân hủy so với các trường hợp thông thường, và không loại trừ xác bị chìm sâu ở chỗ nước không bị tác động của dòng chảy nhiều, mãi đến khi có một tác động nào đó thì mới nổi lên. Đây là trường hợp hiếm, nhưng không phải không thể xảy ra.
Đại tá Hà Quốc Khanh tổng hợp
Những vụ án nổi tiếng được giải mã bằng ADN (phần 1)
[content_more] => [meta_title] => Những vụ án nổi tiếng được giải mã bằng ADN [meta_description] => Bằng công nghệ ADN, các chuyên gia thực thi pháp luật có thêm được công cụ trong tay để xác định đích danh tội phạm hoặc xác định chính xác các mối quan hệ huyết thống trong các vụ việc hình sự hoặc dân sự. Những vụ án nổi tiếng sau đây sẽ được kể lại tóm [meta_keyword] => những vụ án ly kỳ [thumbnail_alt] => [post_id] => 313 [category_id] => 16 ) [2] => stdClass Object ( [id] => 303 [id_crawler] => [category_product] => NULL [thumbnail] => tin-tuc/201911/viem_cot__song_dinh_khop.jpg [album] => [url_video] => [is_status] => 1 [is_featured] => 0 [is_form] => 0 [displayed_time] => 2019-11-15 [program] => 0 [number] => 1 [viewed] => 0 [type] => [type_career] => [level] => [address] => [address_career] => [expiration_time] => 0000-00-00 [created_time] => 2019-11-15 09:09:16 [updated_time] => 2019-11-15 09:09:16 [files] => [salary] => [time] => [created_by] => [is_table_content] => [language_code] => vi [slug] => khang-nguyen-bach-cau-nguoi-b27-hla-b27 [title] => Kháng nguyên bạch cầu người B27 (HLA B27) [description] => Sự có mặt của HLA-B27 chính là nguyên nhân gây rối loạn hoạt động của hệ thống miễn dịch, đe doạ những tế bào có lợi cho cơ thể. Hệ quả là cơ thể có nguy cơ mắc các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp. [content] =>Kháng nguyên bạch cầu người B27 (HLA-B27) là một protein được tìm thấy trên bề mặt tế bào. Thuật ngữ HLA-B27 cũng được sử dụng để chỉ gen mã hoá cho protein này.
Xét nghiệm HLA-B27 nhằm xác định sự hiện diện hay vắng mặt của protein HLA-B27 trên bề mặt tế bào bạch cầu hoặc gen mã hoá cho protein HLA-B27 của mỗi người.
Các kháng nguyên bạch cầu người (HLAs) giúp hệ thống miễn dịch nhận diện các yếu tố ngoại lai có thể gây hại cho cơ thể. Nhưng sự có mặt của HLA-B27 lại chính là nguyên nhân gây rối loạn hoạt động của hệ thống miễn dịch, đe doạ những tế bào có lợi cho cơ thể. Hệ quả là cơ thể có nguy cơ mắc các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp.
Viêm cột sống dính khớp là một bệnh thấp viêm đặc trưng bởi tổn thương khớp cùng chậu, cột sống và các khớp ở chi dưới, thường kèm theo viêm các điểm bám gân. Bệnh tiến triển chậm song có xu hướng dính khớp. Bệnh viêm cột sống dính khớp có mối liên quan chặt chẽ với yếu tố kháng nguyên hoà hợp mô HLA-B27.
80-90% bệnh nhân viêm cột sống dính khớp dương tính với HLA-B27.
Do đó HLA-B27 là xét nghiệm cần được chỉ định cho tất cả bệnh nhân còn nghi ngờ chẩn đoán viêm cột sống dính khớp. [1]
Theo “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp” của Bộ Y tế ban hành kèm quyết định số 361/QĐ-BYT, xét nghiệm HLA-B27 là một trong những xét nghiệm cận lâm sàng giúp chẩn đoán bệnh viêm cột sống dính khớp. Xét nghiệm đặc biệt có ý nghĩa trong việc chẩn đoán xác định bệnh viêm cột sống dính khớp giai đoạn sớm, khi có những triệu chứng lâm sàng nghi ngờ mà biểu hiện X quang thường quy chưa rõ ràng.
Kết quả chính xác, thời gian trả kết quả nhanh chóng, dịch vụ thuận tiện cho bệnh nhân là 3 tiêu chí mà Trung tâm xét nghiệm của Công ty cổ phần dịch vụ phân tích di truyền (GENTIS) cam kết mang lại.
Khi cần tư vấn thêm về ý nghĩa của xét nghiệm cũng như quy trình xét nghiệm, hãy liên hệ chúng tôi theo số điện thoại: 0901 799 703.
Tài liệu tham khảo:
[1]“Mai Thị Minh Tâm (2017), “Tỷ lệ và vai trò xét nghiệm HLA-B27 trong bệnh viêm cột sống dính khớp”, Tạp chí Y học Việt Nam tập 460-tháng 11”
[2] Ji XJ và cộng sự (2018), “Comparison of clinical manifestations according to HLA-B(27) genotype in ankylosing spondylitis patients: real-world evidence from smart management system for spondyloarthritis”
Thúy Ngân - GENTIS HN
[content_more] => [meta_title] => Kháng nguyên bạch cầu người B27 (HLA B27) [meta_description] => Kháng nguyên bạch cầu người B27 (HLA-B27) là một protein được tìm thấy trên bề mặt tế bào. Thuật ngữ HLA-B27 cũng được sử dụng để chỉ gen mã hoá cho protein này. [meta_keyword] => Viêm khớp [thumbnail_alt] => [post_id] => 303 [category_id] => 16 ) [3] => stdClass Object ( [id] => 297 [id_crawler] => [category_product] => NULL [thumbnail] => dich-vu/lam-the-adn-ca-nhan(1).jpg [album] => [url_video] => [is_status] => 1 [is_featured] => 0 [is_form] => 0 [displayed_time] => 2019-11-02 [program] => 0 [number] => 1 [viewed] => 0 [type] => [type_career] => [level] => [address] => [address_career] => [expiration_time] => 0000-00-00 [created_time] => 2019-11-02 08:54:38 [updated_time] => 2019-11-02 08:54:38 [files] => [salary] => [time] => [created_by] => [is_table_content] => [language_code] => vi [slug] => the-adn-de-xac-dinh-danh-tinh-trong-cac-vu-tham-hoa-tai-nan [title] => Thẻ ADN để xác định danh tính trong các vụ thảm họa, tai nạn [description] => Một số năm gần đây, khi ngư dân Việt Nam bị nạn trên biển được các nước láng giềng tiếp nhận xác, nhà chức trách nước ngoài yêu cầu chỉ cần làm thẻ ADN của thân nhân (bố/mẹ hoặc con) sau đó chuyển cho họ. Thông qua đó họ có thể xác định danh tính của người bị nạn. [content] =>
(Chúng tôi xin được giới thiệu bài viết của Đại tá Hà Quốc Khanh về thẻ ADN)
Trước khi công nghệ ADN ra đời, để xác định danh tính một người (xác định cá thể) người ta sử dụng vân tay và vân tay vẫn có giá trị cho đến hiện nay. Trong CMND hay Căn cước công dân của Việt Nam bao giờ cũng có vân tay của người sử dụng thẻ.
Sử dụng vân tay có ưu điểm nổi trội là mang tính đặc trưng cá thể, kể cả những người sinh cùng hợp tử (cùng trứng) và giá thành lại rẻ. Tuy nhiên vân tay lại có những hạn chế nhất định vì không phải trong trường hợp nào cũng có thể thu được vân tay hoặc không dùng để xác định các mối quan hệ huyết thống.
Dùng thẻ ADN (DNA ID Card) có nhiều tiện ích hơn vân tay. Từ thẻ ADN người ta có thể biết được người đó là ai, người này có quan hệ huyết thống với những ai, chẳng hạn bố mẹ của họ, các con của họ và cả những anh chị em của họ nữa. Sở dĩ như vậy vì trên thẻ ADN đã ghi rõ kiểu gen của người mang thẻ, mà kiểu gen này này đặc trưng cho chính người đó.
Khi có thảm họa hay tai nạn xảy ra cần phải xác định người bị nạn là ai, các nhà chuyên môn sẽ lấy mẫu của người bị nạn, phân tích ADN rồi sau đó so sánh với thẻ đã có thì sẽ biết được có đúng là người này hay không. Hoặc dữ liệu kiểu gen ghi trên thẻ được so với mẫu ADN của những người được cho là thân nhân có quan hệ huyết thống, qua đó cũng có thể xác định được danh tính của của họ.
Trên thế giới, các nước phát triển họ khuyến khích người dân làm thẻ ADN, đặc biệt là những nhóm người làm việc ở những lĩnh vực có nguy cơ rủi do cao đến an toàn tính mạng như trong lĩnh vực hàng không, hàng hải, binh lính…
Ở Việt Nam cũng đã có những cá nhân làm thẻ ADN nhưng hoàn toàn theo yêu cầu cá nhân của họ. Thực tế trong một số năm gần đây, ở Việt Nam khi ngư dân Việt Nam bị nạn trên biển được các nước láng giềng tiếp nhận xác, các nhà chức trách nước ngoài yêu cầu chỉ cần làm thẻ ADN của thân nhân (bố/mẹ hoặc con) sau đó chuyển cho nhà chức trách nước ngoài. Thông qua đó họ có thể xác định danh tính của người bị nạn.
Trên thế giới, nếu có thảm họa xảy ra ở một nước nào đó, có liên quan đến công dân của nhiều nước thì cần phải có sự phối hợp chặt giữa các nước với nhau trong việc cứu chữa người cũng như xác định danh tính người bị nạn.
Việt Nam cũng như các nước khác đã là thành viên của tổ chức Cảnh sát quốc tế (Interpol) nên việc phối hợp trong giải quyết các vụ việc hoàn toàn thuận lợi. Mặt khác còn thông qua các kênh ngoại giao nhà nước và Ủy ban phòng chống thiên tai và cứu hộ, cứu nạn để xử lý các vụ việc xảy ra ở nước ngoài cũng như trong nước.
Thẻ ADN được làm tại Trung tâm xét nghiệm GENTIS
Có thể nói, thẻ ADN có nhiều tiện ích nhưng hiện nay chưa mang tính phổ cập. Hy vọng trong tương lai thẻ ADN sẽ được sử dụng rộng rãi, nhất là trong thời kỳ thế giới mở và hội nhập thì sự giao lưu ngày càng phát triển và những diễn biến của điều kiện khí hậu, thời tiết cũng như tình hình xã hội tiềm ẩn những yếu tố khó lường.
Đại tá Hà Quốc Khanh -
Nguyên Viện phó viện Khoa học hình sự - Bộ Công an
Thông tin chi tiết để làm thẻ ADN
[content_more] => [meta_title] => Thẻ ADN để xác định danh tính trong các vụ thảm họa, tai nạn [meta_description] => Một số năm gần đây, khi ngư dân Việt Nam bị nạn trên biển được các nước láng giềng tiếp nhận xác, nhà chức trách nước ngoài yêu cầu chỉ cần làm thẻ ADN của thân nhân (bố/ [meta_keyword] => xác định danh tính nạn nhân [thumbnail_alt] => [post_id] => 297 [category_id] => 16 ) [4] => stdClass Object ( [id] => 296 [id_crawler] => [category_product] => NULL [thumbnail] => tin-tuc/2022/t10/xet-nghiem-adn-o-dau-chinh-xac.jpg [album] => tin-tuc/2022/t10/xet-nghiem-adn-o-dau-chinh-xac.jpg [url_video] => [is_status] => 1 [is_featured] => 0 [is_form] => 0 [displayed_time] => 2019-04-27 [program] => 0 [number] => 1 [viewed] => 0 [type] => [type_career] => [level] => [address] => [address_career] => [expiration_time] => 0000-00-00 [created_time] => 2019-11-01 09:27:38 [updated_time] => 2024-05-10 11:35:16 [files] => [salary] => [time] => [created_by] => [is_table_content] => 1 [language_code] => vi [slug] => xet-nghiem-adn-o-dau-chinh-xac-nhat [title] => Bật mí địa chỉ xét nghiệm ADN chính xác nhất hiện nay - GENTIS [description] => Xét nghiệm ADN ở đâu chính xác nhất là băn khoăn của không ít người. Để có kết quả ADN chính xác nhất, quý khách nên chọn cơ sở uy tín, được trang bị máy móc hiện đại, có quy trình thực hiện khoa học, được thực hiện bởi chuyên gia, kỹ thuật viên,... [content] =>Hiện nay GENTIS là một địa điểm tin cậy của hàng trăm nghìn người. Vậy GENTIS có gì mà có thể giúp kết quả xét nghiệm ADN chính xác như vậy? Mời bạn đọc tham khảo trong bài viết sau đây!
GENTIS là đơn vị TIÊN PHONG trong lĩnh vực xét nghiệm, phân tích di truyền tại Việt Nam. Xét nghiệm ADN tại GENTIS cho kết quả chính xác tới 99.99999998% vì:
GENTIS là địa điểm xét nghiệm ADN chính xác nhất, nhận được sự tinh tưởng của rất nhiều người
Ngoài ra, khi xét nghiệm ADN TẠI GENTIS, khách hàng còn được hưởng trọn vẹn các dịch vụ sau:
Hiện nay, GENTIS có 2 cơ sở chính với thông tin cụ thể như sau:
Giấy chứng nhận dịch vụ xét nghiệm ADN của GENTIS
Ngoài cung cấp dịch vụ xét nghiệm ADN tại trung tâm, GENTIS còn hỗ trợ khách hàng tự lấy mẫu, kỹ thuật viên hỗ trợ lấy mẫu tại nhà, sau đó mẫu sẽ được gửi tới trung tâm để thực hiện xét nghiệm.
Vì vậy, trong trường hợp khách hàng ở xa vẫn hoàn toàn có thể thực hiện xét nghiệm ADN tại GENTIS mà không cần di chuyển vất vả. Có thể thu mẫu tại nhà và gửi tới GENTIS qua đường bưu điện. Khách hàng sẽ được hướng dẫn bảo quản mẫu đúng cách hoàn toàn không ảnh hưởng tới kết quả. Tuy nhiên, hình thức này chỉ được áp dụng cho xét nghiệm tự nguyện, không dành cho mục đích hành chính.
>>> Xem thêm: 9 lý do nên chọn GENTIS
Đến đây chắc hẳn quý khách đã trả lời được câu hỏi xét nghiệm ADN ở đâu chính xác nhất rồi. Tuy nhiên, để xét nghiệm ADN tại GENTIS cho kết quả chính xác nhất và nhanh nhất, quý khách hàng chú ý một số thông tin sau đây!
GENTIS hiện tại cung cấp 3 gói dịch vụ chính
Hiện nay tại GENTIS cung cấp các gói dịch vụ sau:
Ngoài ra, tại GENTIS còn có dịch vụ lấy mẫu máu tại nhà cho khách hàng có nhu cầu.
Chi phí xét nghiệm ADN tại GENTIS giao động từ 1,5 đến 10 triệu, phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Với xét nghiệm ADN thủ tục hành chính, khách hàng cần chú ý mang theo các loại giấy tờ chứng minh nhân thân như: Thẻ căn cước công dân, chứng minh thư, hộ chiếu,... Người tham gia xét nghiệm cần ghi rõ, chính xác họ tên, các thông tin cá nhân, không dùng các kí tự đặc biệt.
Đối với trẻ em cần chữ ký của người bảo lãnh hoặc chính quyền địa phương xác nhận.
Nhân viên của GENTIS hỗ trợ đăng ký thông tin và lấy mẫu xét nghiệm tại nhà
Quy trình thực hiện xét nghiệm ADN tại GENTIS gồm 5 bước như sau:
>>> Xem thêm: Khám phá quy trình xét nghiệm ADN tại GENTIS
Trung tâm xét nghiệm GENTIS có hệ thống máy móc hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm
Với hệ thống máy móc hiện đại, đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm cùng quy trình khoa học, chặt chẽ, xét nghiệm ADN tại GENTIS có độ chính xác cao. Tuy nhiên để đảm bảo không bị sai sót, khách hàng cần cẩn thận trong khâu lấy mẫu tại nhà, thực hiện thao tác đúng hướng dẫn.
Hy vọng qua bài viết này bạn đọc đã tìm được lời giải phù hợp nhất cho câu hỏi xét nghiệm ADN ở đâu chính xác nhất. Nếu còn băn khoăn cần giải đáp, quý khách vui lòng liên hệ tới hotline 0988 00 2010 để được bác sĩ tư vấn hỗ trợ.
Các gói xét nghiệm ADN huyết thống làm nhanh (4h, 6h, 8h) hoàn toàn chính xác như tất cả các gói thời gian khác. Tuy nhiên giá dịch vụ cao hơn do tất cả mọi nguồn nhân lực, thiết bị chỉ để phục vụ cho mẫu làm nhanh đó.
Gói thời gian lâu giá rẻ cũng chính xác như vậy, nhưng có thể tập hợp làm nhiều mẫu một lúc nên chi phí rẻ hơn.
Quy trình xét nghiệm ADN
Xem Socolive trực tuyến tiếng Việt
Link Bóng Đá Lu miễn phí
Link Rakhoi TV bóng đá trực tuyến
Xem tructiep https://xoilaczll.tv/
Link trực tiếp MitomTV bình luận tiếng Việt https://f8betht.baby Xem tructiep https://uniscore.com/vi NEW88 NEW88 789BET 789BET 789BET