Tin tức

Tin chuyên ngành

                        Array
(
    [0] => stdClass Object
        (
            [id] => 188
            [id_crawler] => 
            [category_product] => NULL
            [thumbnail] => tin-tuc/201811/vu-benh-vien-trao-nham-con-o-binh-phuoc-duoc-chung-minh-nhu-the-nao-1.jpg
            [album] => 
            [url_video] => 
            [is_status] => 1
            [is_featured] => 0
            [is_form] => 0
            [displayed_time] => 2018-11-22
            [program] => 0
            [number] => 1
            [viewed] => 0
            [type] => 
            [type_career] => 
            [level] => 
            [address] => 
            [address_career] => 
            [expiration_time] => 0000-00-00
            [created_time] => 2019-09-13 15:47:59
            [updated_time] => 2019-09-13 15:47:59
            [files] => 
            [salary] => 
            [time] => 
            [created_by] => 
            [is_table_content] => 
            [language_code] => vi
            [slug] => vu-benh-vien-trao-nham-con-o-binh-phuoc-duoc-chung-minh-nhu-the-nao
            [title] => Vụ bệnh viện trao nhầm con ở Bình Phước được chứng minh như thế nào?
            [description] => Đại tá Hà Quốc Khanh là người được gia đình anh Vũ Đình Khiên (37 tuổi, ngụ thị xã Bình Long, Bình Phước) nhờ xét nghiệm ADN chứng minh bệnh viện đã trao nhầm con cho mình vào năm 2013.
            [content] => 

Kiểm tra chéo chứng minh sự thật

Chiều ngày 13/7, Đại tá Hà Quốc Khanh - nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học Hình sự (Bộ Công an) cho biết, ông chính là người đã ký vào hai bản xét nghiệm để làm sáng tỏ vụ việc trao nhầm con xảy ra với gia đình anh Vũ Đình Khiên và chị Nguyễn Thị Trang (26 tuổi) ở phường Phú Thịnh, thị xã Bình Long, Bình Phước.


Ông Khanh kể: "Vào khoảng đầu tháng 5/2016, anh Khiên đưa vợ và một cháu bé tới yêu cầu lấy mẫu giám định quan hệ mẹ con. Sau khi có kết quả xét nghiệm, chúng tôi khẳng định hai người này này không có quan hệ huyết thống và thông báo cho anh Khiên được biết".


Từ kết quả mà mình nhận được, anh Khiên đã thông báo sự việc với Bệnh viện Đa khoa thị xã Bình Long vào cuộc kiểm tra. Nhận thấy vào ngày 10/1/2013, chị Trang chuyển dạ nằm cùng phòng với một sản phụ khác ở huyện Hớn Quản, Bình Phước.
 

Anh Khiên luôn cảm thấy bực bội khi thấy cháu bé mình nuôi không giống anh (Ảnh: VNE).

Căn phòng rộng gần 30m2, có 6 giường nhưng lúc đó chỉ có 2 sản phụ chờ sinh. Mà cả 2 đều sinh được bé gái, nặng 3kg nên hướng nghi ngờ tập chung chủ yếu vào sự nhầm lẫn lúc chào con xảy ra với hai gia đình lúc đó. Lãnh đạo bệnh viện đã cử nhân viên y tế tới gia đình người ở huyện Hớn Quản để thuyết phục lấy mẫu xét nghiệm.

"Sau một thời gian, anh Khiên trở lại cùng nhân viên bệnh viện với 3 mẫu (bố, mẹ, con) lấy được từ gia đình bị nghi ngờ nhận nhầm con từ 3 năm về trước. Kết quả từ 3 mẫu này cũng cho thấy không có quan hệ huyết thống cha - con, mẹ - con với nhau.

Sau đó, chúng tôi tiến hành kiểm tra chéo thì nhận thấy cháu bé ở gia đình huyện Hớn Quản đang nuôi chính là con của chị Trang còn cháu bé chị Trang đang nuôi chính là con của gia đình huyện Hớn Quản" - ông Khanh nói.

Từng có nhiều năm công tác trong lĩnh vực giám định, đây là lần thứ 3 ông Khanh bắt gặp trường hợp trao nhầm con từ bệnh viện. Ông Khanh cho biết: "Nguồn cung về giám định huyết thống gia đình trong xã hội ngày nay là vô cùng nhiều, trong đó tập trung vào trường hợp chồng nghi ngờ đứa trẻ mình đang nuôi không phải là con của mình. Điều đó bắt nguồn từ việc thiếu niềm tin của chồng dành cho vợ, họ nghĩ vợ đã lăng nhăng rồi bắt mình "đổ vỏ".

Trường hợp của anh Khiên cũng như vậy, sau 3 năm nuôi đứa trẻ con người khác, nhận thấy cháu bé không có đặc điểm giống mình nên đã nảy sinh sự nghi ngờ. Đặc biệt, thời gian trước khi chị Trang mang bầu, anh Khiên đi công tác xa nhà, khoảng 2 tuần mới về một lần.

Sự khác biệt này cũng bị những người hàng xóm dị nghị khiến anh Khiên càng tăng thêm sự nghi ngờ mà âm thầm điều tra. Khi không phát hiện ra sự bất thường nào đến từ vợ mình thì anh Khiên đành ngậm ngùi chịu nỗi bực bội một mình.

Hiểu được suy nghĩ của chồng nhưng chị Trang cũng không dám lên tiếng vì sợ rằng sẽ bị nghi ngờ "không có lửa làm sao có khói" hay "chưa khảo mà đã xưng". Cả hai vợ chồng chị đều sống trong nỗi khổ của sự dằn vặt, dày vò trong suốt thời gian dài.

Chị Trang với tờ kết quả phân tích ADN 

Có thứ "vô hình" khoa học chưa giải thích được

Nỗi khổ của vợ chồng chị Trang chỉ được giải tỏa khi ông Nguyên - cha anh Khiên phát hiện thấy một đứa trẻ có nhiều nét tương đồng với con trai ở xã Phước An, huyện Hớn Quản. Vừa nhìn thấy đứa bé, ông Nguyên giật mình liên tưởng tới đứa cháu nội ở nhà.

Về bàn bạc, ông Nguyên cùng con trai quyết tâm sang gặp gia đình kia để trò chuyện. "Tuy nhiên, họ không tin việc bị trao nhầm mà còn tưởng người lạ vào bắt con nên không cho vợ chồng tôi tiếp cận bé, nhiều người trong xóm còn vây lại bảo vệ. Tôi thấy con gái tôi đang nuôi rất giống người phụ nữ đó. Linh cảm người cha cho biết con gái thật của mình ở đây rồi", anh Khiên nhớ lại.

Để có bằng chứng, anh Khiên đưa vợ và cháu bé nuôi 3 năm qua đến nơi Đại tá Hà Quốc Khanh làm việc để xét nghiệm ADN. Nhận được tờ kết quả, anh Khiên vừa mừng, vừa lo nhưng anh vẫn quyết định làm sáng tỏ sự thật.

Ông Khanh cho biết: "Trong cuộc sống, có những thứ vô hình, linh cảm mà khoa học chưa thể giải thích được. Chúng ta thường nói về những người có máu mủ huyết thống thường đem đến cảm xúc lạ mỗi khi tiếp xúc, điều này là có thật nhưng lại chưa thể chứng minh được bằng khoa học. Cũng giống như trường hợp cha anh Khiên nhìn thấy cháu mình...".

Trước vấn đề ngày nay nhiều người nhận thấy con không giống mình mà không biết phải xử lý thế nào, ông Khanh chia sẻ: "Đây thực sự là một vấn đề khó mà không có lời khuyên cụ thể, nếu lời khuyên lệch lạc sẽ vô tình phá hủy hạnh phúc gia đình, thậm chí là tước đi mạng sống của con người. Chỉ có thể nói rằng, chính những người trong cuộc họ sẽ tự biết mình nên làm gì".

Ông Khanh kể ra câu chuyện, năm 2015 có một người đàn ông thành đạt khoảng 50 tuổi đến muốn xét nghiệm ADN với 2 người con trai sinh đôi xem có quan hệ anh - em, bố - con không. "Lý do mà ông ta đưa ra chỉ là nhìn thấy chúng không giống nhau, mặc dù là trường hợp sinh đôi cùng trứng.

Nhưng vấn đề này khoa học đã chứng minh rất kỹ, vị trí của bào thai không giống nhau dẫn đến một số chi tiết trên cơ thể không giống nhau. Kết quả xét nghiệm ADN cũng cho ra kết quả có quan hệ anh - em, bố - con. Nên đừng vì vẻ bề ngoài mà vội kết luận nội tâm bên trong" - ông Khanh chia sẻ.

Nguồn: Đoàn Văn - báo xã hội

Xem thêm:

Xét nghiệm ADN cha-con

[content_more] => [meta_title] => Nhầm con, xét nghiệm ADN [meta_description] => Vụ trao nhầm con ở Bình Phước, xét nghiệm ADN Cha-con [meta_keyword] => xét nghiệm ADN [thumbnail_alt] => [post_id] => 188 [category_id] => 15 ) [1] => stdClass Object ( [id] => 187 [id_crawler] => [category_product] => NULL [thumbnail] => tin-tuc/201811/khi-bo-de-khong-phai-la-bo-ruot-1.jpg [album] => [url_video] => [is_status] => 1 [is_featured] => 0 [is_form] => 0 [displayed_time] => 2018-11-28 [program] => 0 [number] => 1 [viewed] => 0 [type] => [type_career] => [level] => [address] => [address_career] => [expiration_time] => 0000-00-00 [created_time] => 2019-09-13 15:36:03 [updated_time] => 2019-09-13 15:36:03 [files] => [salary] => [time] => [created_by] => [is_table_content] => [language_code] => vi [slug] => khi-bo-de-khong-phai-la-bo-ruot [title] => Khi bố đẻ không phải là bố ruột [description] => Anh Hùng sau đó đã lấy mẫu tóc của mình và con đem xuống Hà Nội để xét nghiệm ADN. Kết quả xác nhận hai người không có quan hệ cha - con. Mang tờ xét nghiệm về, anh Hùng nổi cơn tam bành và tra khảo vợ ngày đêm. [content] =>

Nhiều năm nghiên cứu về ADN, xét nghiệm di truyền tại Việt Nam, Giám định viên tư pháp Đại tá Hà Quốc Khanh, Nguyên Viện phó Viện Khoa học hình sự, hiện là cố vấn chuyên môn tại GENTIS cho biết, ông từng gặp nhiều ca hy hữu, nhiều câu chuyện bất ngờ. Câu chuyện của người đàn ông ở Hà Giang cách đây khoảng nửa năm là ca phức tạp nhất xảy ra tại GENTIS.

"Anh chồng là bố đẻ của cậu bé, nhưng ADN hai người lại không giống nhau. Đây là trường hợp hiếm gặp, lần đầu được phát hiện nhờ phân tích ADN để xác định quan hệ huyết thống tại Việt Nam".

Anh Việt Hùng, 35 tuổi, ở Hà Giang, dân tộc Mường, kết hôn với chị Nguyễn Thị Hoa, 30 tuổi, cách đây chục năm. Anh chị hiện có một cậu con trai 5 tuổi. Cậu bé là kết quả sau 5 năm chữa bệnh hiếm muộn của hai người. Dù rất vui mừng vì có quý tử sau thời gian dài mong ngóng, anh Hùng vẫn hoài nghi trong lòng khi thấy con trai càng lớn càng không có điểm nào giống mình. Nhiều người cũng xì xào bàn tán "sao con không giống bố".

Anh Hùng sau đó đã lấy mẫu tóc của mình và con đem xuống Hà Nội để xét nghiệm ADN. Kết quả xác nhận hai người không có quan hệ cha - con. Mang tờ xét nghiệm về, anh Hùng nổi cơn tam bành và tra khảo vợ ngày đêm, mặc cho chị Hoa khóc lóc, thề thốt chung thủy. Cuộc sống gia đình bắt đầu nặng nề với những lời chửi mắng, "đá thúng đụng nia" của anh Hùng.

Thấy vợ kiên quyết nói không phản bội, điểm lại thời gian hai người bên nhau cũng không thấy vợ có biểu hiện gì lạ.

Anh quyết định xét ghiệm ADN lại ở GENTIS với mẫu tóc, tế bào niêm mạc miệng của mình, vợ và con trai.

Kết quả phân tích lần đầu cho thấy mẹ và con có quan hệ huyết thống, còn mẫu của người bố có hiện tượng bị nhiễm, không thể phân tích và kết luận được. Các giám định viên đã kiểm tra lại toàn bộ các khâu trong quy trình xét nghiệm nhưng không phát hiện có sai sót nào. Họ tiến hành xét nghiệm lại tất cả mẫu.

Trước kết quả kỳ lạ này, các giám định viên đã nghiên cứu tài liệu, trao đổi, thảo luận với nhau và với nhiều đồng nghiệp bên ngoài để tìm ra kết quả. Họ đã yêu cầu gia đình cung cấp mẫu lại một nữa. Lần này mẫu của người bố là máu và tinh trùng. Và mẫu được  làm trực tiếp tại GENTIS và đưa tới trung tâm nghiên cứu di truyền Viện Khoa học Hình sự để hai bên xét nghiệm độc lập và so sánh đưa ra cơ sở kết luận chắc chắn. Kết quả là mẫu của mẹ và con vẫn cho kết quả như vậy, nhưng mẫu của người bố cho thấy có hai kết quả khác nhau trên các mẫu khác nhau, ở những lần phân tích khác nhau. Thậm chí là cùng mẫu tóc nhưng cũng cho kết quả khác nhau trong mỗi lần xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm mẫu tóc cũng giống như lần phân tích trước đó, tức là không có quan hệ bố con; còn xét nghiệm mẫu tế bào niêm mạc miệng lại không thể đưa ra kết luận.

"Trước khi xét nghiệm, chúng tôi nghi ngờ anh Hùng có thể là sản phẩm của hiện tượng Chimerism, hiện tượng xảy ra khi hai trứng đã được thụ tinh (tức hai phôi), có cấu trúc di truyền khác nhau, do ngẫu nhiên hai phôi này kết hợp làm một trong thời kỳ đầu thai kỳ. Hoặc đây là sự kết hợp của một trứng đã thụ tinh với một tế bào thoái hóa trong quá trình phân chia... Sau khi có kết quả, chúng tôi có thêm cơ sở để khẳng định trường hợp này đúng là Chimerism", cố vấn công ty Đại tá Hà Quốc Khanh cho hay.

Minh họa cho quá trình chimera: Cậu bé được cặp vợ chồng nọ sinh ra, nhưng lại là con sinh học của ông bác. Ông bác này là bào thai song sinh đã bị cậu em (người chồng) nuốt mất từ khi ở trong bụng mẹ.

Khi anh Hùng sinh con, người con không hưởng gene của anh Hùng. Đó là lý do khi tiến hành lấy các mẫu xét nghiệm ở các mô khác nhau trên cơ thể anh Hùng và con trai lại cho ra kết quả khác nhau, dù anh và con có quan hệ huyết thống theo dòng nội.Nói một cách dễ hiểu hơn tức là trong quá trình mang thai, mẹ của anh Hùng có thể có hai phôi thai cùng lúc. Theo quy luật bình thường sẽ sinh ra hai người con, có cấu trúc di truyền khác nhau. Nhưng do ngẫu nhiên, hai hợp tử này lại kết hợp làm một trong giai đoạn đầu thai kỳ. Anh Hùng được sinh ra có hai cấu trúc di truyền khác nhau (tức là có 2 bộ gene khác nhau) trên cùng một cơ thể.

Đại tá Khanh cho biết hiện tượng Chimerism ở người ít gặp, nó chỉ được phát hiện ngẫu nhiên trong một tình huống cụ thể nào đó, và để xác định được Chimerism là rất khó khăn. 

Trên thế giới, hiện tượng Chimerism từng được phát hiện và được các nhà khoa học công bố. Bà Karen Keegan, 52 tuổi, ở Boston, Mỹ, từng được phát hiện là Chimerism trong một lần xét nghiệm bà và ba người con để xem có thể hiến thận cho bà để ghép. Kết quả cho thấy hai trong ba người con không phải con đẻ của bà. Sau hàng loạt xét nghiệm được tiến hành... các giám định kết luận bà gặp hiện tượng Chimerism.

Một trường hợp khác cũng được phát hiện tương tự là cô Lydia Fairchild, 26 tuổi, ở Washington, người viết đơn xin trợ cấp hàng tháng cho các con mình gửi nhà chức trách. Thế nhưng đề nghị này không được chấp nhận với lý do, xét nghiệm ADN cho thấy, các đứa con này không phải của cô Lydia. Mọi việc chỉ sáng tỏ sau khi Lydia được xác định là trường hợp Chimerism.

Theo Vnexpress.net

[content_more] => [meta_title] => xét nghiệm ADN cha-con [meta_description] => Xét nghiệm ADN cha con kết quả có chính xác [meta_keyword] => xét nghiệm ADN [thumbnail_alt] => [post_id] => 187 [category_id] => 15 ) [2] => stdClass Object ( [id] => 184 [id_crawler] => [category_product] => NULL [thumbnail] => tin-tuc/201906/smiling_pregnant-01.jpg [album] => [url_video] => [is_status] => 1 [is_featured] => 0 [is_form] => 0 [displayed_time] => 2018-11-20 [program] => 0 [number] => 1 [viewed] => 0 [type] => [type_career] => [level] => [address] => [address_career] => [expiration_time] => 0000-00-00 [created_time] => 2019-09-13 15:06:50 [updated_time] => 2019-09-13 15:06:50 [files] => [salary] => [time] => [created_by] => [is_table_content] => [language_code] => vi [slug] => adn-cua-em-be-thay-doi-tu-khi-con-trong-bung-me-va-trong-suot-tuoi-au-tho [title] => ADN của em bé thay đổi từ khi con trong bụng mẹ và trong suốt tuổi ấu thơ [description] => Ngay cả trước khi được sinh ra, các thay đổi trong ADN (xét nghiệm ADN) từng ngày thông qua tiến trình metyl hóa ADN sẽ được thể hiện qua hình thái gen, và sức khỏe của trẻ khi trẻ lớn dần lên. Nhưng tới tận hiện tại, những chuyển biến này tồn tại trong bao lâu trong các giai đoạn thai kỳ. Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà nghiên cứu đã thiết lập các dấu hiệu của tiến trình metyl hóa ADN trong suốt thời gian ấu thơ. [content] =>

Những yếu tố ảnh hưởng tới những thay đổi trong suốt hoặc trước thời gian mang thai có thể ảnh hưởng tới suốt cuộc đời trẻ sau này.

Ngay cả trước khi được sinh ra, các thay đổi trong ADN từng ngày thông qua tiến trình metyl hóa ADN sẽ được thể hiện qua hình thái gen, và sức khỏe của trẻ khi trẻ lớn dần lên. Nhưng tới tận hiện tại, những chuyển biến này tồn tại trong bao lâu trong các giai đoạn thai kỳ. Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Môi trường sức khỏe của trẻ Columbia tại trường sức khỏe cộng đồng Mailman đã thành lập các dấu hiệu của tiến trình metyl hóa ADN diễn ra trong suốt quá trình thơ ấu, nhận định rằng yếu tố ảnh hưởng tới những thay đổi trong suốt hoặc trước thời gian mang thai có thể ảnh hưởng tới suốt cuộc đời trẻ sau này.

Nghiên cứu được đăng trên trang trực tuyến của PLOS ONE, là sự quan sát đầu tiên tới tiến trình metyl hóa ADN ở trẻ nhỏ.

Tiến sĩ Julie Herbstman, trưởng nhóm nghiên cứu, trợ lý giáo sư của Trung tâm Khoa học môi trường sức khỏe ở trường Mailman chi hay” Giả định của riêng chúng tôi hiện tại là các đánh dấu của tiến trình metyl hóa được thiết laapjtrong suốt giai đoạn đầu của sự phát triển và phần lớn là không đổi sau đó. Tuy nhiên, không có dữ liệu nào đối với con người củng cố hay bác bỏ giả thiết này. Chúng tôi đã nghiên cứu để hình thành chỗ dữ liệu còn thiếu này.

Bằng chứng hiện tại đối với các trường hợp phơi nhiễm từ môi trường bên ngoài như: asen, chì và không khí ô nhiễm là các tác nhân trong thay đổi biểu sinh – một định nghĩa thay cho tiến trình metyl hóa ADN và các biểu hiện gen khác không xuất phát từ đột biến ADN. Trong khi các ảnh hưởng sức khỏe do các thay đổi nhỏ trong tiến trình metyl hóa ADN hiện tại vẫn chưa rõ ràng, có một điều đáng chú ý là các thay đổi do phơi nhiễm môi trường bên ngoài trong suốt giai đoạn quan trọng của quá trình phát triển sẽ có ảnh hưởng tới sức khỏe của bé trong suốt cả đời. Thông thường, nồng độ thấp của quá trình metyl hóa ADN có liên quan tới tính không ổn định của bộ gen, có khiến ADN bị tổn hại ( Nồng độ ADN được xác định bằng nông độ metyl hóa được đo bằng mức độ tập trung của các vật liệu di truyền, không cố định cho một hoặc nhiều gen).

Các thay đổi do phơi nhiễm môi trường bên ngoài trong suốt giai đoạn quan trọng của quá trình phát triển sẽ có ảnh hưởng tới sức khỏe của bé trong suốt cả đời.

Các nhà nghiên cứu tại trung tâm phân tích nồng độ metyl hóa ADN trong máu ở hai điểm. Máu cuống rốn của 279 trẻ được thu thập trong nghiên cứu của trung tâm “Mẹ và bé “ tại miền bắc Manhattan và miềm nam Bronx. Trong số đó, 165 trẻ được lấy máu khi 3 tuổi.

Các tác giả tìm ra rằng tiến trình metyl hóa máu cuống rốn có tương quan tới và có thể dùng để ước tính nồng độ metyl hóa khi trẻ 3 tuổi. Điều này củng cố cho giả thiết rằng những thay đổi ADN trong tiến trình metyl hóa xảy ra khi trẻ còn nhỏ có ảnh hưởng lâu dài.

Chỉ số BMI của người mẹ có ảnh hưởng tới nồng độ metyl hóa

Các nhà nghiên cứu kiểm tra một nhân tố đặc biệt để xem nhân tố này ảnh hưởng tới quá trình metyl hóa ADN – chỉ số khối lượng cơ thể mẹ trước khi mang thai. Mẹ nào có chỉ số khối lượng cơ thể cao thì bé sẽ có nồng độ metyl hóa ADN thấp, mối tương quan này được thể hiện lại một lần nữa khi trẻ 3 tuổi.

Một nghiên cứu cung cấp thêm các chứng cứ về các nhân tố xuất phát từ người mẹ như chỉ số BMI tới việc mang thai có thể dẫn tới các biến đổi phân tử ở mức độ biểu sinh. Quan sát cho thấy các nhân tố này tiếp tục ảnh hưởng tới tiến trình metyl hóa ADN ở trẻ 3 tuổi làm dậy nên quan ngại về khả năng các chỉ số BMI tiền thai sản và giảm nồng độ metyl hóa ADN, đây là một điều đáng quan tâm có các phụ nữ béo phì đang trong độ tuổi sinh sản.

Lily dịch

Theo sciencedaily

[content_more] => [meta_title] => ADN, NIPT [meta_description] => Xét nghiệm NIPT, sàng lọc trước sinh không xâm lấn, Sàng lọc down [meta_keyword] => NIPT [thumbnail_alt] => [post_id] => 184 [category_id] => 15 ) [3] => stdClass Object ( [id] => 183 [id_crawler] => [category_product] => NULL [thumbnail] => tin-tuc/201811/nghen-long-truoc-hoan-canh-gia-dinh-mac-thalassemia-duoc-mien-phi-lam-ivf-tai-phu-san-ha-noi-2.png [album] => [url_video] => [is_status] => 1 [is_featured] => 0 [is_form] => 0 [displayed_time] => 2018-11-28 [program] => 0 [number] => 1 [viewed] => 0 [type] => [type_career] => [level] => [address] => [address_career] => [expiration_time] => 0000-00-00 [created_time] => 2019-09-13 15:01:37 [updated_time] => 2019-09-13 15:01:37 [files] => [salary] => [time] => [created_by] => [is_table_content] => [language_code] => vi [slug] => nghen-long-truoc-hoan-canh-gia-dinh-mac-thalassemia-duoc-mien-phi-lam-ivf-tai-phu-san-ha-noi [title] => Nghẹn lòng trước hoàn cảnh gia đình mắc Thalassemia được miễn phí làm IVF tại Phụ sản Hà Nội [description] => Thalassemia hay bệnh tan máu bẩm sinh là căn bệnh phổ biến trên thế giới. Hiện nay, có tới 7% dân số toàn cầu mang gene bệnh. Riêng tại Việt Nam hiện có khoảng 10 triệu người mang gene bệnh và cứ mỗi năm lại có 2000 trẻ sơ sinh mắc bệnh ra đời. Thực tế, tại nước ta mới chỉ có khoảng 50% người mắc bệnh Thalassemia được phát hiện và điều trị. [content] =>
Theo các chuyên gia, người mắc căn bệnh này sẽ phải điều trị cả đời và truyền máu thường xuyên nên vô cùng tốn kém và khó khăn. Mỗi câu chuyện về các gia đình có người mắc Thalassemia lại là một nỗi đau không có hồi kết. Và trường hợp gia đình chị Lò Thị Doan (sinh năm 1982, Sơn La) - 1 trong 3 trường hợp được bệnh viện Phụ Sản Hà Nội lựa chọn trong chương trình “Miễn phí 100% làm IVF cho 3 cặp vợ chồng hiếm muộn khó khăn” chính là một câu chuyện khiến trái tim tất cả mọi người biết đến đều nghẹn lại.

Khi nỗi đau di truyền với số phận gia đình dân tộc nghèo…

Là một người dân tộc Thái, chị Lò Thị Doan (sinh năm 1982) không được học quá nhiều. Sau khi trưởng thành, chị gặp gỡ và kết hôn cùng một chàng trai gần đó. Hạnh phúc cùng gia đình nhỏ và những đứa con thơ chưa được bao lâu thì anh chị phát hiện ra đứa con cả - cháu Lò Diệp Phương (sinh năm 2003) xuất hiện nhiều bất thường. Cháu thường xuyên mệt mỏi, xanh xao và đôi khi không đủ sức để tiếp tục các buổi học. Lo lắng cho con, người mẹ trẻ đưa cháu đi khám ở bệnh viện tỉnh song chỉ được bác sĩ phán một câu như xát muối vào tim: “Cháu nó bị căn bệnh này, chữa cũng chết mà không chữa cũng chết”.
Vợ chồng chị Lò Thị Doan cùng mang gene bệnh Thalassemia nên sinh ra 2 đứa con mắc phải căn bệnh này.
Người cha, người mẹ dân tộc không có trình độ học vấn ấy đâu biết Thalassemia là gì, họ cũng đâu biết căn bệnh tan máu bẩm sinh là gì! Họ chỉ biết rằng, mình không thể để con đau đớn từng ngày, họ chỉ biết rằng, nếu con cần máu thì họ sẵn sàng hiến máu của mình, nếu con cần tiền để chữa bệnh họ cũng sẵn lòng bán hết những gì mình có vì con.
Thế nhưng, dường như trời không thương người khi mà cháu Phương lại mang nhóm máu hiếm - nhóm máu AB trong khi mẹ cháu nhóm máu A, bố cháu nhóm máu B. Thương cảm trước tình cảnh khó khăn của gia đình, 2 thực tập viên tại Bệnh viện tỉnh chỗ cháu chữa trị đã đồng ý hiến máu mình để cháu có thể tiếp tục sống bình thường như bao đứa trẻ khác. Dẫu vậy, cháu vẫn phải trải qua một ca cắt nách khi tuổi còn rất nhỏ. Chia sẻ với chúng tôi, cháu Phương nức nở:
“Lần đầu tới viện, cháu sợ lắm, sợ đau, sợ không gian, sợ mùi thuốc sát trùng, sợ cả ánh mắt thương cảm của các bác sĩ. Thế nhưng, giờ cháu quen rồi, đi viện nhiều quá, không còn thấy sợ, cũng chẳng thấy đau nữa cô ạ”.
Cháu Lò Thị Phương không kìm được nước mắt khi chia sẻ những thiệt thòi khi mắc phải căn bệnh tan máu bẩm sinh.
Nỗi đau lại chồng lên nỗi đau khi vào 1 năm sau, gia đình anh chị phát hiện ra đứa con gái thứ 2 - cháu Lò Thị Ngân ( sinh năm 2005) của mình cũng mắc phải căn bệnh hiếm này. Cũng như chị, cô bé cần thực hiện truyền máu và thải sắt định kỳ suốt cả cuộc đời.Để theo đuổi việc chữa trị cho con, gia đình chị Doan đã phải bán hết mọi thứ, vay hết mọi người có thể vay. Tính đến nay, anh chị cũng không thể đếm hết mình đã nợ những ai, đã nợ bao nhiêu vì con số này quả thực là quá khả năng của một gia đình nghèo vùng dân tộc. Mặc dù, theo chế độ của nhà nước, hiện nay mỗi tháng khi các cháu xuống Bệnh viện Huyết học và truyền máu Trung ương để truyền máu thì đều được miễn phí, song tiền ăn, tiền đi lại cũng là một gánh nặng lớn với cả 2 vợ chồng chỉ làm nương rẫy này. Việc chữa trị căn bệnh này là cả đời và không thể dừng lại, nợ chồng lên nợ, khó khăn chồng lên khó khăn.
“Vợ chồng tôi làm nương rẫy, tháng nào tốt lắm, cũng chỉ kiếm được 3 triệu đồng, thế nhưng, một lần đi xuống Hà Nội truyền máu cho con, 200 nghìn một lượt đi xe, cả nhà 4 người cũng ngót 2 triệu tiền đi về. Đấy mới chỉ là tiền đi lại, còn tiền ăn uống, sinh hoạt dưới này nữa. Lắm lúc bất lực mà không dám buông xuôi vì lo cho con các cô ạ. Để xuống đây lần này gia đình tôi đã bán hết cả 20 chục con gà bé bằng nắm tay, lần sau, tôi cũng chưa biết mình còn gì để bán nữa...
”Có lẽ, sẽ chẳng có nỗi đau nào xót xa hơn việc những bậc làm cha làm mẹ bất lực nhìn sức khỏe những đứa con mình phải trông chờ vào lượng máu hiến tặng từ những người hảo tâm. Có lẽ, sẽ chẳng nỗi đau nào tê tái hơn việc bố mẹ nhìn những đứa con mình thui thủi chơi một mình vì bị bạn bè xa lánh bởi “chúng mắc một căn bệnh vô cùng đáng sợ”, bởi “chúng là ma cà rồng thời hiện đại”.

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội và những nỗ lực giúp đỡ gia đình

Theo bác sĩ BS Phạm Thuý Nga- Trưởng khoa Hỗ trợ Sinh sản và Nam hoc - BV Phụ sản Hà Nội chia sẻ: “Trường hợp như gia đình chị Doan và chồng là hai bố mẹ cùng mang gene bệnh. Theo sơ đồ mô tả di truyền bệnh thalassemia, 25% con sinh ra sẽ mắc bệnh Thalassemia, 50% mang gene bệnh, chỉ 25% không mang gene bệnh. Đây cũng là lý do vì sao 2 cháu con anh chị sinh ra lại đều mắc căn bệnh khó chữa này”Thấu hiểu những khó khăn mà gia đình anh chị gặp phải, bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã quyết định lựa chọn anh chị là một trong 3 cặp vợ chồng hiếm muộn may mắn được thực hiện chương trình miễn phí 100% chi phí Thụ tinh ống nghiệm (IVF) và Chẩn đoán di truyền tiền làm tổ (PGD).
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội hiện đang có chương trình làm IVF miễn phí cho 3 cặp vợ chồng mang gene Thalassemia.
TTND.PGS.TS. Nguyễn Duy Ánh – Giám đốc bệnh viện Phụ Sản Hà Nội cũng chia sẻ: “Hiện nay trên cả nước có khoảng 10 triệu người mang gene bệnh Thalassemia. Họ có thể không hề có biểu hiện bệnh nhưng lại âm thầm mang gene bệnh di truyền cho các thế hệ sau. Điều này có nghĩa là tỉ lệ sinh ra đời những đứa trẻ mang gene bệnh là rất cao”.
Tuy nhiên, cũng theo TTND.PGS.TS. Nguyễn Duy Ánh, hiện nay, với kỹ thuật Chẩn đoán di truyền tiền làm tổ chúng ta có thể biết và loại trừ sớm các phôi mang gene bệnh, chọn ra các phôi khỏe mạnh để tiến hành làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) cho ra đời những đứa trẻ hoàn toàn khỏe mạnh.
Như vậy, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhờ việc kết hợp 2 phương pháp tiên tiến nhất hiện nay trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản: Phương pháp Thụ tinh ống nghiệm (IVF) và Chẩn đoán di truyền tiền làm tổ (PGD) , những cặp vợ chồng mang gene bệnh Thalassemia như gia đình chị Doan hoàn toàn có cơ hội sàng lọc và sinh ra những đứa con khỏe mạnh cho chính mình.
[content_more] => [meta_title] => IVF Thalassemia [meta_description] => IVF, Thalassemia, từ thiện, xét nghiệm sàng lọc trước chuyển phôi [meta_keyword] => IVF,Thalassemia [thumbnail_alt] => [post_id] => 183 [category_id] => 15 ) [4] => stdClass Object ( [id] => 180 [id_crawler] => [category_product] => NULL [thumbnail] => tin-tuc/201904/adn-la-gi-va-tat-tan-tat-nhung-dieu-ban-can-biet-ve-adn1.jpg [album] => [url_video] => [is_status] => 1 [is_featured] => 0 [is_form] => 0 [displayed_time] => 2019-04-24 [program] => 0 [number] => 1 [viewed] => 0 [type] => [type_career] => [level] => [address] => [address_career] => [expiration_time] => 0000-00-00 [created_time] => 2019-09-12 16:26:18 [updated_time] => 2019-09-12 16:26:18 [files] => [salary] => [time] => [created_by] => [is_table_content] => [language_code] => vi [slug] => loi-ich-cua-viec-ap-dung-he-thong-qlcl-iso-90012015 [title] => Lợi ích của việc áp dụng hệ thống QLCL ISO 9001:2015 [description] => ISO 9001 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng của các tổ chức, doanh nghiệp. Phiên bản ISO 9001:2015 chính thức được ban hành và áp dụng từ ngày 15/9/2015 (thay thế cho phiên bản ISO 9001:2008) [content] =>

ISO 9001 là gì?

ISO 9001 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng của các tổ chức, doanh nghiệp. Phiên bản ISO 9001:2015 chính thức được ban hành và áp dụng từ ngày 15/9/2015 (thay thế cho phiên bản ISO 9001:2008), với những thay đổi đột phá theo tư duy mới “tư duy dựa trên rủi ro- Rick Based thinking”, giúp doanh nghiệp nâng cao được lợi nhuận/ hiệu quả cho hoạt động kinh doanh, kiểm soát các quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ và quy định kiểm soát có hệ thống các hoạt động để đảm bảo rằng các nhu cầu và mong đợi của khách hàng được đáp ứng.
Nắm bắt được ý nghĩa và tầm quan trọng của HT QLCL mang lại, các cấp quản lý tại Gentis đã thay đổi tư duy để 'làm mới" và thúc đẩy sự phát triển của Gentis, áp dụng triệt để các yêu cầu của HT QLCL vào công tác quản lý và hoạt động của công ty.
 

Lợi ích của việc áp dụng HT QLCL theo ISO 9001:2015 tại các doanh nghiệp và tại GENTIS

  • Nâng cao hiệu quả kinh doanh: Luôn luôn lắng nghe và thấu nhiểu nhằm thỏa mãn các nhu cầu chính đáng của KH, cải tiến chất lượng, tăng cường sức cạnh tranh trong nước và quốc tế.
  • Gentis ưu tiên và trú trọng xây dựng Hệ thống quản lý gọn nhẹ, chặt chẽ, vận hành hiệu quả và linh hoạt trong công tác quản lý. Vì vậy, Hiệu quả của HTQL giúp giảm thiểu chi phí, phát huy nội lực, phát triển bền vững, gia tăng lợi nhuận.
  • Nâng cao công nghệ, kỹ năng làm việc của nhận viên đã được lâp thành văn bản. Mọi người hiểu rõ hơn vai trò của mình trong công ty, biết rõ trách nhiệm và quyền hạn của mình hơn nên chủ động thực hiện công việc. Nhân viên được đào tạo huấn luyện tốt hơn, chuyên nghiệp hơn.
  • Tăng cường việc trao đổi thông tin, chia sẻ, làm giàu nguồn tài sản tri thức của công ty. Quản lý hệ thống thông tin, bảo mật thông tin KH.
  •     Áp dụng HT QLCL nhằm tăng cường văn hóa cônng ty, tình đoàn kết và môi trường làm việc hợp tác, chia sẻ, chủ động.
  •     Thực hiện công việc theo chu trình PDCA. Lập kế hoạch công việc và theo dõi quá trình thực hiện, tăng năng suất, kiểm soát được thời gian trong quá trình xét nghiệm.
  •      Ban Kiểm soát tăng cường hoạt động kiểm soát, giám sát chất lượng tại tất cả các phòng ban. Đặc biệt là TTXN luôn được ưu tiên áp dụng và đào tạo thực hiện các biện pháp đảm bảo chất lượng kết quả xét nghiệm. Nhằm cung cấp cho KH kết quả chính xác, tin cậy.
Để vận hành hiệu quả HT QLCL theo ISO 9001:2015, BLĐ công ty đã đưa ra Chính sách chất lượng, kim chỉ nam cho hoạt động xét nghiệm tại Gentis:

Chính sách chất lượng của Gentis là luôn tạo ra các xét nghiệm và dịch vụ có chất lượng tốt nhất cho khách hàng.

Nôi dung chính sách chất lượng:
  • Thỏa mãn tối đa các yêu cầu chính đáng của khách hàng.
  • Đầu tư máy móc thiết bị, công cụ hỗ trợ để nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ.
  • Mở rộng thị trường ra các thành phố lớn trên cả nước.
  • Đào tạo liên tục nâng cao năng lực đội ngũ CB-NV.
  • Cung cấp đầy đủ nguồn lực đảm bảo nhu cầu của hệ thống quản lý chất lượng.
  • Duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2015 và ISO 15189:2012.
Chính sách chất lượng được thiết lập đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2015  ISO 15189:2012. Toàn thể CBCNV công ty đều thấu hiểu và thực hiện đúng theo chính sách chất lượng này. 
[content_more] => [meta_title] => ISO 9001:2015 [meta_description] => ISO 9001:2015 [meta_keyword] => ISO [thumbnail_alt] => [post_id] => 180 [category_id] => 15 ) [5] => stdClass Object ( [id] => 178 [id_crawler] => [category_product] => NULL [thumbnail] => tin-tuc/201903/le-don-iso-002.jpg [album] => [url_video] => [is_status] => 1 [is_featured] => 0 [is_form] => 0 [displayed_time] => 2019-03-14 [program] => 0 [number] => 1 [viewed] => 0 [type] => [type_career] => [level] => [address] => [address_career] => [expiration_time] => 0000-00-00 [created_time] => 2019-09-12 16:04:31 [updated_time] => 2019-09-12 16:04:31 [files] => [salary] => [time] => [created_by] => [is_table_content] => [language_code] => vi [slug] => gentis-don-nhan-chung-chi-iso-151892012-cho-dich-vu-xet-nghiem-nipt-illumina [title] => GENTIS đón nhận Chứng chỉ ISO 15189:2012 cho dịch vụ xét nghiệm GenEva (Illumina's NIPT) [description] => Ngày 13/3/2019, Văn phòng công nhận chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã trang trọng trao chứng chỉ ISO 15189:2012 cho Phòng Xét nghiệm Quốc tế GENTIS, thuộc Công ty cổ phần dịch vụ phân tích di truyền. [content] =>

Cho đến nay, GENTIS là một trong những phòng xét nghiệm hiếm hoi trên toàn quốc đạt được chứng chỉ này cho dịch vụ xét nghiệm trước sinh GenEva (illumina's NIPT).

Bà Trần Thị Thu Hà, PGĐ Văn phòng Công nhận chất lượng trao chứng chỉ Iso 15189:2012 cho Đại tá Hà Quốc Khanh, cố vấn cao cấp của GENTIS

Anh Trần Quốc Quân, TGĐ GENTIS nhận chứng chỉ Iso 15189:2012

Hiện trên toàn quốc có trên 3.000 cơ sở xét nghiệm. GENTIS là một trong số ít bệnh viện/viện nghiên cứu trên toàn quốc có khoa/phòng Xét nghiệm đã đạt chứng chỉ ISO 15189

Bà Trần Thị Thu Hà – Phó giám đốc Văn phòng công nhận chất lượng nhận xét: "Tôi rất ấn tượng về các cơ sở vật chất hiện đại, các quy trình được vận hành theo các tiêu chuẩn quốc tế của GENTIS"

Chứng nhận ISO 15189:2012 cho Phòng xét nghiệm Quốc tế GENTIS về dịch vụ xét nghiệm GenEva (Illumina's NIPT)



TGĐ Trần Quốc Quân trao hoa cảm ơn cho đại diện Phòng công nhận chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ

Những hình ảnh trong buổi lễ đón nhận chứng chỉ ISO 15189:2012

Để sàng lọc và chẩn đoán bệnh kịp thời và chính xác, từ đó đưa ra hướng điều trị hiệu quả, bác sĩ cần sự hỗ trợ của các xét nghiệm cận lâm sàng. Chất lượng kết quả xét nghiệm ảnh hưởng rất lớn đến quyết định chỉ định điều trị của bác sĩ.

Chính vì vậy, để đảm bảo chất lượng dịch vụ xét nghiệm của mình GENTIS đã đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại; đồng thời áp dụng các quy trình vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế. GENTIS là phòng xét nghiệm ADN đầu tiên và hiện nay tại Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2015, GENTIS cũng đã được Viện vệ sinh dịch tễ Trung Ương cấp chứng chỉ về quản lý phòng xét nghiệm cũng như an toàn sinh học, chứng nhận tham gia vào hội nghị khoa học hình sự châu Á,... Việc Phòng xét nghiệm Quốc tế GENTIS đạt chứng chỉ ISO 15189:2012 một lần nữa khẳng định chất lượng dịch vụ an toàn, chính xác, bảo mật cho khách hàng của GENTIS.

Với ISO 15189:2012, GENTIS  đảm bảo:

> Lấy mẫu xét nghiệm an toàn
> Trả kết quả trong thời gian sớm nhất
> Đảm bảo chất lượng xét nghiệm
> Thông tin bảo mật

Tiêu chuẩn ISO 15189:2012 là gì?

  • ISO 15189:2012 (tương đương Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 15189:2014) là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu về năng lực và chất lượng đối với các phòng xét nghiệm y tế. Tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 và ISO 9001, ngoài ra bổ sung thêm các yêu cầu riêng về đảm bảo chất lượng trong lĩnh vực thử nghiệm y tế.
  • Tiêu chuẩn ISO 15189: 2012 “Phòng xét nghiệm y tế - Các yêu cầu về chất lượng và năng lực” đã được ban hành ngày 01/11/2012 thay thế cho tiêu chuẩn ISO 15189: 2007 áp dụng trước đó. Phiên bản mới có thêm nhiều tiêu chí chặt chẽ, từng bước nâng cao chất lượng chuyên môn và năng lực quản lý.
  • ISO 15189 bao gồm 15 yêu cầu về quản lý tương tự các yêu cầu về quản lý trong tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 hay các yêu cầu về hệ thống quản lý trong ISO 9001:2008 và 10 yêu cầu kỹ thuật liên quan đảm bảo chất lượng trong hoạt động xét nghiệm như: năng lực, tay nghề cán bộ xét nghiệm; kiểm soát điều kiện môi trường; kiểm soát thiết bị xét nghiệm; công tác chuẩn bị trước khi xét nghiệm; kiểm soát quá trình thực hiện xét nghiệm…

Lợi ích khi bệnh viện áp dụng Tiêu chuẩn ISO 15189:2012

  • Nâng cao tính chính xác, độ tin cậy của kết quả xét nghiệm trong chẩn đoán và điều trị tại các bệnh viện, cơ sở y tế;
  • Nâng cao năng lực quản lý về chất lượng của các phòng xét nghiệm y tế;
  • Tạo điều kiện để các bệnh viện, cơ sở y tế xem xét, sử dụng kết quả xét nghiệm của nơi khác;
  • Là cơ sở tin cậy cho các hoạt động giám định sức khỏe, pháp y…
  • Là cơ sở để tham gia các hoạt động đánh giá thừa nhận lẫn nhau với các phòng xét nghiệm khác trên thế giới, đồng thời tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ y, bác sỹ, chuyên viên kỹ thuật của phòng xét nghiệm…

(Theo Văn phòng công nhận chất lượng – Bộ KHCN http://www.boa.gov.vn) 

Ngọc Phú

[content_more] => [meta_title] => NIPT, Illumina [meta_description] => Xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn, NIPT, Illumina, xét nghiệm NIPT, ISO 15189 [meta_keyword] => NIPT,ISO [thumbnail_alt] => [post_id] => 178 [category_id] => 15 ) [6] => stdClass Object ( [id] => 152 [id_crawler] => [category_product] => NULL [thumbnail] => tin-tuc/201811/dich-vu-xet-nghiem-adn-thieu-kiemer-soat-nen-moi-noi-het-mot-gia-1.jpg [album] => [url_video] => [is_status] => 1 [is_featured] => 0 [is_form] => 0 [displayed_time] => 2018-11-05 [program] => 0 [number] => 1 [viewed] => 0 [type] => [type_career] => [level] => [address] => [address_career] => [expiration_time] => 0000-00-00 [created_time] => 2019-09-10 11:19:30 [updated_time] => 2019-09-10 11:19:30 [files] => [salary] => [time] => [created_by] => [is_table_content] => [language_code] => vi [slug] => dich-vu-xet-nghiem-adn-thieu-kiem-soat-nen-moi-noi-het-mot-gia [title] => Dịch vụ xét nghiệm ADN thiếu kiểm soát nên mỗi nơi "hét" một giá [description] => Tại một số trung tâm phân tích ADN trên địa bàn Hà Nội, có thể dễ dàng nhận thấy, ở cùng một dịch vụ, mỗi nơi đưa ra một mức giá tương đối khác nhau. [content] =>

Mỗi nơi một giá

Khảo sát tại một số trung tâm phân tích ADN trên địa bàn Hà Nội, có thể dễ dàng nhận thấy, ở cùng một dịch vụ, mỗi nơi đưa ra một mức giá tương đối khác nhau.  Mỗi dịch vụ, ngoài việc cung cấp số lượng mẫu, khách hàng có thể lựa chọn thời gian thực hiện từ nhanh đến chậm.

Cụ thể, để phân tích 2 mẫu xác định huyết thống, nhanh nhất, sau 4h có thể đưa ra được kết quả, khách hàng có thể  phải trả từ 7-12 triệu đồng, nếu là 6h thì sẽ từ 5- 10 triệu đồng,  8h là  4- 9 triệu đồng, tùy từng trung tâm và giảm dần theo ngày. Chậm nhất, kết quả xét nghiệm sau 4 ngày là 4 triệu đồng. Cứ thêm mẫu của ca xét nghiệm, các trung tâm sẽ lấy thêm khoảng từ 1,5- 3 triệu đồng/ mẫu, tùy mốc thời gian. Ngoài ra, một số trung tâm còn quy định, lệ phí thu mẫu ngoài giờ là 50.000 vnđ/ trường hợp. Thu mẫu tại nhà trong nội thành Hà Nội 100.000 vnđ/trường hợp.

Trả lời cho câu hỏi: tại sao có chuyện mỗi nơi một giá, đại diện các trung tâm đều cho rằng: mỗi trung tâm có cơ sở thiết bị máy móc, sử dụng các hóa chất khác nhau. Và vì các mẫu mang đến các trung tâm là rất khác nhau nên kĩ thuật áp dụng cho mỗi mẫu cũng không thể giống nhau được. Liệu đây có phải là câu trả lời thỏa đáng cho khách hàng xét nghiệm ADN? Và đâu là lí do thực sự của tình trạng này?

Sự thật và các phòng Lab xét nghiệm ADN ở Việt Nam

Tại Việt Nam, hiện nay, nếu tính nhanh sẽ có khoảng gần 20 đơn vị xét nghiệm ADN trên cả nước. Ở khu vực nhà nước, có thể kể đến Viện khoa học hình sự, Pháp y Quân Đội, Pháp y y tế. Đối với các doanh nghiệp tư nhân, những cái tên đã được thành lập và tương đối có uy tín có thể kể đến đó là: Trung tâm phân tích ADN và Công nghệ sinh học, Gentis, Bionet, DNA info,...

Tất cả các phòng xét nghiệm đạt chuẩn cần đảm bảo cán bộ có chuyên môn, được đào tạo chuyên ngành về ADN, có chứng chỉ hành nghề và có kiến thức thực tế. Về cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm cũng phải cần có mặt bằng theo quy định, trang thiết bị, hóa chất, phương tiện hỗ trợ, có các hoạt động hợp tác quốc tế về trao đổi công nghệ. Hơn hết, phòng khám phải được các cơ quan thẩm quyền công nhận.

Mới đây, GS.TS Lê Đình Lương- Chủ tịch hội Di truyền Việt Nam đã có một cuộc điều tra và đi đến kết luận: trong số khoảng hơn 10 công ty hoạt động trong lĩnh vực phân tích ADN ở Miền Bắc, chỉ có khoảng 30% là có phòng thí nghiệm đạt chuẩn. Nhưng máy móc của các đơn vị khác nhau dẫn đến việc sử dụng và tiêu hao hóa chất khác nhau. Những công ty không có phòng thí nghiệm này sẽ tiến hành lấy mẫu sẽ phải thuê đơn vị khác thực hiện phân tích mẫu và trả kết quả cho khách. Hiểu đơn giản, các đơn vị này gần như đóng vai trò của việc môi giới. Đây là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mỗi nơi một giá.

Cần có một nhạc trưởng trong việc phân tích ADN

Đồng quan với GS.TS Lê Đình Lương , Đại tá Hà Quốc Khanh- Giám định viên tư pháp kỹ thuật hình sự còn cho biết thêm, việc phân tích ADN hiện nay ở Việt Nam còn thiếu sự kiểm soát của các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Chính vì vậy giữa các phòng thí nghiệm hoạt động trên cơ sở mạnh ai nấy làm và không có sự liên kết  với nhau.

Chất lượng giữa các trung tâm ADN hiện nay đang bị đánh đồng và không có sự phân biệt rõ rệt đâu là nơi có phòng thí nghiệm tốt và đâu là đơn vị chưa đạt chuẩn. Giữa ma trận các website với những hình ảnh hoành tráng về hệ thống máy móc, con người, các công trình,...rõ ràng, khách hàng không thể tự tìm hiểu được đâu là nơi họ cần đến.

Ở một góc nhìn khác, Đại tá Hà Quốc Khanh cho rằng: hiện nay một số cơ sở phân tích ADN ngoài công lập đã có bước phát triển mới bởi họ thực sự chủ động trong kinh doanh, chủ động về tuyển dụng và đào tạo, đầu tư máy móc và con người. Chính vì vậy, khả năng phân tích ADN của những đơn vị này tương đương, hoặc vượt trội với các cơ sở công lập. Những kết quả phân tích của các trung tâm này rõ ràng có giá trị, nhưng nhiều khi, vẫn chưa được pháp luật công nhận.

Rõ ràng, ở Việt Nam, lĩnh vực ADN ứng dụng trong điều tra, truy tố và xét xử tội phạm cũng như đáp ứng những nhu cầu chính đáng của xã hội và công dân đã có những bước phát triển và tiến bộ đáng kể. Nhưng, để việc phân tích ADN quy củ hơn, rất cần đến sự quản lí của các cơ quan có thẩm quyền mà trước mắt, cần có một Hiệp hội Phân tích ADN Việt Nam. Để việc phân tích ADN không chỉ dừng lại ở việc xác định huyết thống mà còn mở rộng trong ứng dụng ngành y tế và phân tích ADN ti thể từ xương góp phần tìm kiếm mộ hàng ngàn liệt sĩ trong chiến tranh. Theo đó để tạo sự bình đẳng giữa các cơ sở phân tích ADN công lập và các cơ sở dịch vụ khác.

Nguồn Nguyễn Duyên - KhoePlus.vn

[content_more] => [meta_title] => Dịch vụ xét nghiệm ADN thiếu kiểm soát nên mỗi nơi "hét" một giá [meta_description] => xét nghiệm ADN thiếu kiểm soát nên mỗi nơi một giá [meta_keyword] => xét nghiệm ADN thiếu kiểm soát nên mỗi nơi một giá [thumbnail_alt] => [post_id] => 152 [category_id] => 15 ) [7] => stdClass Object ( [id] => 138 [id_crawler] => [category_product] => NULL [thumbnail] => tin-tuc/201909/trung-quoc-dieu-tra-ve-cuoc-thi-nghiem-tao-ra-cap-song-sinh-da-duoc-chinh-sua-gen-002.jpg [album] => [url_video] => [is_status] => 1 [is_featured] => 0 [is_form] => 0 [displayed_time] => 0000-00-00 [program] => 0 [number] => 1 [viewed] => 0 [type] => [type_career] => [level] => [address] => [address_career] => [expiration_time] => 0000-00-00 [created_time] => 2019-09-09 15:29:19 [updated_time] => 2019-09-09 15:29:19 [files] => [salary] => [time] => [created_by] => [is_table_content] => [language_code] => vi [slug] => trung-quoc-dieu-tra-ve-cuoc-thi-nghiem-tao-ra-cap-song-sinh-da-duoc-chinh-sua-gen [title] => Trung Quốc điều tra về cuộc thí nghiệm tạo ra cặp song sinh đã được chỉnh sửa gen [description] => Thông tin về những em bé được tạo ra nhờ chỉnh sửa gen đã làm chấn động các nhà khoa học cũng như những người dân trên thế giới, dẫn tới sự lo ngại về vấn đề đạo đức và con người. Để xác nhận luồng thông tin đó, các nhà chức trách Trung Quốc đã bắt đầu điều tra sự việc nhà khoa học Hạ Kiến Khuê tuyên bố tạo ra một cặp đôi song sinh được điều chỉnh gen đầu tiên trên thế giới. [content] =>

Hai em bé đầu tiên được sinh ra nhờ chỉnh sửa gen

Trước đó, một đoạn video được công bố ngày 26/11, nhà khoa học Hạ Kiến Khuê đã cho biết một cặp bé song sinh đã được ra đời trong tuần trước, ông nói cả hai bé được sinh ra đều được chỉnh sửa gen miễn nhiễm với virus HIV.

Ngay sau khi thông tin này được đưa ra đã “châm ngòi” cho một cuộc tranh luận dữ dội giữa các nhà nghiên cứu di truyền và công nghệ sinh học và cộng đồng học thuật. Một số nhà khoa học thì hoài nghi về kết quả của cuộc thử nghiệm này.

Nhiều nhà khoa học lên án chương trình thí nghiệm vi phạm các chuẩn mực đạo đức. Thử nghiệm biến đổi gen trên con người và các yếu tố có khả năng di truyền vẫn còn bị cấm tại nhiều nước.

Cơ quan chức năng Trung Quốc vào cuộc

Trước những xôn xao dư luận, Ủy ban Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc đã ra lệnh lập tức điều tra về thí nghiệm của ông Hạ Kiến Khuê vào sớm ngày 27/11 cho biết.

Nghiên cứu của ông Hạ được nhắc đến trên tạp chí khoa học MIT Technology Review vào ngày 25/11. Bài viết nằm trong số các tài liệu được đội nghiên cứu của ông Hạ đăng tải trên mạng nhằm tuyển thêm các cặp đôi tình nguyện tham gia thí nghiệm, theo AFP. Nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết hai cháu bé, Lulu và Nana, được sinh ra từ biện pháp thụ tinh nhân tạo nhưng sử dụng trứng đã được điều chỉnh đặc biệt trước khi cấy vào tử cung người mẹ.
 
Trung Quốc điều tra về cuộc thí nghiệm tạo ra cặp song sinh đã được chỉnh sửa gen

“Ngay sau khi ghép tinh trùng của người cha vào trứng, các bác sĩ sẽ cấy thêm protein CRISPR/Cas9 và thực hiện một cuộc “phẫu thuật gen” với mục tiêu bảo vệ các cháu bé trong tương lai không bị lây nhiễm HIV”, ông Hạ nói.

Điều chỉnh gen được xem là biện pháp tiềm năng chữa trị các loại bệnh có khả năng di truyền. Tuy nhiên, đây vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi dữ dội vì những thay đổi gen sẽ di truyền sang các nhiều thế hệ và cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến quỹ gen chung của nhân loại. Tạp chí MIT Technology Review cũng cảnh báo “công nghệ này đặc biệt gây tranh cãi về đạo đức nghiên cứu”.

Ông Hạ dự kiến sẽ có các bài phát biểu về thí nghiệm của mình tại một diễn đàn quốc tế về gen trong các ngày 28-29/11 ở Hong Kong. Hiện vẫn chưa có cơ quan nào độc lập kiểm chứng các tuyên bố của ông Hạ. Nhà khoa học nói các cặp đôi làm thí nghiệm không muốn tiết lộ danh tính và sẽ không trả lời với báo giới.

Những hiểm nguy tiềm ẩn

Nghiên cứu của ông Hạ Kiến Khuê đã vấp phải vô số chỉ trích từ giới học giả và các học viện tại Trung Quốc. Nhiều người đặt dấu hỏi về tính xác thực trong các tuyên bố táo bạo của nhà khoa học từng làm việc ở Stanford, Mỹ.

Nơi công tác của ông Hạ, Đại học Khoa học và Công nghệ miền Nam, thành phố Thâm Quyến cho biết ông đã tạm nghỉ không lương từ tháng 2. Ngay cả trường đại học này cũng chỉ trích thí nghiệm của ông Hạ “vi phạm nghiêm trọng nhiều chuẩn mực đạo đức và quy tắc học thuật”. “Nghiên cứu được thực hiện bởi giáo sư Hạ Kiến Khuê diễn ra bên ngoài khuôn khổ nhà trường”, thông cáo chính thức của Đại học Khoa học và Công nghệ miền Nam ngày 26/11 cho biết.

Một nhóm 100 nhà khoa học tại Trung Quốc cùng ký tên vào lá thư lên án các kết quả nghiên cứu của ông Hạ. Họ đồng thời kêu gọi chính phủ có những biện pháp quản lý chặt chẽ hơn đối với nghiên cứu điều chỉnh gen người: “Đây là tổn hại nặng nề đối với danh tiếng toàn cầu và sự phát triển của nghiên cứu y sinh tại Trung Quốc”, bản thông cáo được đăng trên Weibo ngày 26/11 cho biết. “Thật bất công với đa số các nhà khoa học Trung Quốc luôn trung thực trong hoạt động nghiên cứu và phát minh khoa học”.
 
Trung Quốc điều tra về cuộc thí nghiệm tạo ra cặp song sinh đã được chỉnh sửa gen

Nhiều nhà khoa học trên thế giới cũng chỉ trích gay gắt dự án thí nghiệm của ông Hạ. Nhiều chuyên gia đầu ngành về nghiên cứu di truyền nói ông Hạ và cộng sự đã hành động thiếu trách nhiệm vì những em bé được điều chỉnh gen sẽ đối mặt với vô số rủi ro mà khoa học không thể lường trước được: “Những thông tin vừa qua về nghiên cứu điều chỉnh gen trong phôi thai người nhằm kháng nhiễm HIV là thiếu cơ sở khoa học, nguy hiểm và vô trách nhiệm”, Joyce Harper, giáo sư tại Đại học London, nhận định.

Điều chỉnh ADN người là vấn đề cực kỳ gây tranh cãi trên thế giới. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên giới khoa học Trung Quốc cho thử nghiệm công nghệ này trên phôi người.

Tháng 9/2017, các nhà nghiên cứu tại Đại học Tôn Trung Sơn đã sử dụng một phiên bản của công nghệ điều chỉnh gen, tìm cách chữa một đột biến thường xảy ra trong phôi người dẫn đến bệnh ở trẻ sơ sinh. Cộng đồng học giả Trung Quốc cũng từng vấp phải nhiều vụ bê bối về gian lận kết quả nghiên cứu. Năm 2017, hơn 100 bài viết của các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc đã bị rút khỏi một tạp chí khoa học danh tiếng vì phát hiện vi phạm trong quá trình phản biện khoa học.

Ở thời điểm hiện tại, ông Hạ Kiến Khuê vẫn chưa có bình luận chính thức nào phản hồi về các chỉ trích đang nhắm vào mình.
Video về thông tin cuộc nghiên cứu:
 
Nguồn: Tổng hợp
[content_more] => [meta_title] => Trung Quốc điều tra về cuộc thí nghiệm tạo ra cặp song sinh đã được chỉnh sửa gen [meta_description] => Thông tin về những em bé được tạo ra nhờ chỉnh sửa gen đã làm chấn động các nhà khoa học cũng như những người dân trên thế giới, dẫn tới sự lo ngại về vấn đề đạo đức và c [meta_keyword] => cặp song sinh đã được chỉnh sửa gen [thumbnail_alt] => [post_id] => 138 [category_id] => 15 ) )

Vụ bệnh viện trao nhầm con ở Bình Phước được chứng minh như thế nào?

Đại tá Hà Quốc Khanh là người được gia đình anh Vũ Đình Khiên (37 tuổi, ngụ thị xã Bình Long, Bình Phước) nhờ xét nghiệm ADN chứng minh bệnh viện đã trao nhầm con cho mình vào năm 2013.

Khi bố đẻ không phải là bố ruột

Anh Hùng sau đó đã lấy mẫu tóc của mình và con đem xuống Hà Nội để xét nghiệm ADN. Kết quả xác nhận hai người không có quan hệ cha - con. Mang tờ xét nghiệm về, anh Hùng nổi cơn tam bành và tra khảo vợ ngày đêm.

ADN của em bé thay đổi từ khi con trong bụng mẹ và trong suốt tuổi ấu thơ

Ngay cả trước khi được sinh ra, các thay đổi trong ADN (xét nghiệm ADN) từng ngày thông qua tiến trình metyl hóa ADN sẽ được thể hiện qua hình thái gen, và sức khỏe của trẻ khi trẻ lớn dần lên. Nhưng tới tận hiện tại, những chuyển biến này tồn tại trong bao lâu trong các giai đoạn thai kỳ. Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà nghiên cứu đã thiết lập các dấu hiệu của tiến trình metyl hóa ADN trong suốt thời gian ấu thơ.

Nghẹn lòng trước hoàn cảnh gia đình mắc Thalassemia được miễn phí làm IVF tại Phụ sản Hà Nội

Thalassemia hay bệnh tan máu bẩm sinh là căn bệnh phổ biến trên thế giới. Hiện nay, có tới 7% dân số toàn cầu mang gene bệnh. Riêng tại Việt Nam hiện có khoảng 10 triệu người mang gene bệnh và cứ mỗi năm lại có 2000 trẻ sơ sinh mắc bệnh ra đời. Thực tế, tại nước ta mới chỉ có khoảng 50% người mắc bệnh Thalassemia được phát hiện và điều trị.

Lợi ích của việc áp dụng hệ thống QLCL ISO 9001:2015

ISO 9001 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng của các tổ chức, doanh nghiệp. Phiên bản ISO 9001:2015 chính thức được ban hành và áp dụng từ ngày 15/9/2015 (thay thế cho phiên bản ISO 9001:2008)

GENTIS đón nhận Chứng chỉ ISO 15189:2012 cho dịch vụ xét nghiệm GenEva (Illumina's NIPT)

Ngày 13/3/2019, Văn phòng công nhận chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã trang trọng trao chứng chỉ ISO 15189:2012 cho Phòng Xét nghiệm Quốc tế GENTIS, thuộc Công ty cổ phần dịch vụ phân tích di truyền.

Dịch vụ xét nghiệm ADN thiếu kiểm soát nên mỗi nơi "hét" một giá

Tại một số trung tâm phân tích ADN trên địa bàn Hà Nội, có thể dễ dàng nhận thấy, ở cùng một dịch vụ, mỗi nơi đưa ra một mức giá tương đối khác nhau.

Trung Quốc điều tra về cuộc thí nghiệm tạo ra cặp song sinh đã được chỉnh sửa gen

Thông tin về những em bé được tạo ra nhờ chỉnh sửa gen đã làm chấn động các nhà khoa học cũng như những người dân trên thế giới, dẫn tới sự lo ngại về vấn đề đạo đức và con người. Để xác nhận luồng thông tin đó, các nhà chức trách Trung Quốc đã bắt đầu điều tra sự việc nhà khoa học Hạ Kiến Khuê tuyên bố tạo ra một cặp đôi song sinh được điều chỉnh gen đầu tiên trên thế giới.
ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ TẠI GENTIS
Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của GENTIS,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!
i9bet https://789bethv.com/ 68gamebai https://jun88.black/ hi88.gives iwin https://157.230.195.11/ Hi88 https://okvip.green/ jun88 ph trang chủ hi88 hi88 trang chủ hi88 hi88 gg nhà cái uy tín website hi88 https://139.59.222.230/ https://hi88o.com/ https://bet88.pictures/ hi88 V9bet

Xem Socolive trực tuyến tiếng Việt

Link Bóng Đá Lu miễn phí

Link Rakhoi TV bóng đá trực tuyến

Xem tructiep https://xoilaczll.tv/

Link trực tiếp MitomTV bình luận tiếng Việt https://f8betht.baby Xem tructiep https://uniscore.com/vi NEW88 NEW88 789BET 789BET 789BET
Đối tác